Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 49)

Cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành là tồn bộ hoạt động của người cán bộ quản lý nhằm bảo đảm cho hoạt động của những người dưới quyền (người bị quản lý) đi theo một định hướng nhất định, đạt được mục tiêu nhất định.

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành có ý nghĩa, vai trị hết sức quan trọng đối với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Nó nhiều khi chi phối đến các yếu tố khác và quyết định đến chất lượng hoạt động của cơ quan đó. Nếu cơ quan nào được lãnh đạo quan tâm, trú trọng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc; kịp thời chỉ đạo và xử lý những vấn đề phức tạp, mới phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ của mình theo quy định của pháp luật thì cơ quan đó sẽ hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì thế, hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành có vai trị, ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với chất lượng hoạt động

áp dụng pháp luật BPNC bắt, tạm giữ, tạm của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hoạt động áp dụng pháp luật biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm:

- Quản lý thông tin liên quan đến tội phạm xảy ra trên địa phương mình, quản lý theo những mốc thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, quí), cần đặc biệt chú ý đến những thông tin mà dư luận quan tâm. Quản lý những vụ án xảy ra hàng ngày, thậm trí hàng giờ; những vụ án đã xảy ra mà người bị bắt, tạm giữ, tạm giam kêu oan, chối tội.

- Quản lý kết quả áp dụng pháp luật BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam, trong đó chú ý những người bị các cơ quan tiến hành tố tụng ra lệnh, quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam sau đó phải trả tự do khơng xử lý hoặc xử lý hành chính, Tồ án tuyên bằng hoặc ngắn hơn thời hạn tạm giam, Toà án tuyên cho hưởng án treo, cải tạo khơng giam giữ để có hướng xử lý tiếp theo.

- Quản lý chất lượng áp dụng pháp luật biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam của từng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và của từng đơn vị.

- Chỉ đạo việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với từng đối tượng, bị can, bị cáo (cho ý kiến về điều, khoản được quy định trong BLHS, BLTTHS cần được áp dụng; BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam cần áp dụng đối với từng đối tượng, bị can, bị cáo; các trường hợp cần thay đổi, gia hạn hoặc huỷ bỏ BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam…), đặc biệt chú ý đối với những vụ án đã xảy ra mà người bị bắt, tạm giữ, tạm giam kêu oan, chối tội, những vụ án mà Tồ án có thể tun bị cáo khơng phạm tội, những vụ án tham nhũng, những vụ án liên quan đến tôn giáo, những vụ án mà dư luận xã hội quan tâm.

- Chỉ đạo việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam cho cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán của đơn vị mình quản lý và những đơn vị thuộc thẩm quyền mình phụ trách.

- Hướng dẫn, trả lời thỉnh thị đối với những vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới thỉnh thị, nhất là đối với những vụ án còn chưa được thống nhất về quan điểm có tội hay khơng có tội; bắt, tạm giữ, tạm giam được hay không bắt, tạm giữ, tạm giam được; những vụ án tham nhũng, những vụ án liên quan đến tôn giáo, những vụ án mà dư luận xã hội quan tâm…

- Điều hành, phân công Điều tra viên điều tra vụ án hình sự, Kiểm sát viên thực hiện việc phân loại xử lý, kiểm sát điều tra và thực hành quyền cơng tố vụ án hình sự, Thẩm phán thụ lý giải quyết vụ án hình sự. Phân cơng việc giải quyết vụ án hình sự phù hợp với năng lực trình độ của từng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.

- Kiểm tra, tổ chức kiểm tra việc áp dụng pháp luật biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng thuộc đơn vị mình quản lý và phụ trách nhằm phát hiện những thiếu sót, vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác áp dụng pháp luật biện pháp bắt, tạm giữ, tạm của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng trong đơn vị mình quản lý và phụ trách. Nghiên cứu, phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau và các cơ quan hữu quan (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án, chính quyền địa phương…) trong q trình giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động áp dụng pháp luật biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam.

Hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hoạt động áp dụng pháp luật BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam nói riêng đều phải tuân theo sự quản lý, chỉ đạo, điều hành thống nhất của thủ trưởng đơn vị.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w