Nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực nghiệp vụ của chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 103 - 109)

- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6

3.2.2. Nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực nghiệp vụ của chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

nghiệp vụ của chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

Con người là nhân tố quyết định sự thành bại của công việc. Để hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng đạt chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng được các yêu cầu tình hình mới, thì việc nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực

nghiệp vụ của chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam là cần thiết. Việc nâng cao cần được thực hiện ở một số nội dung sau:

- Nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức của chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Rèn luyện phẩm chất đạo đức nâng cao trình độ về chính trị, thực hiện đúng lương tâm trách nhiệm là địi hỏi khơng phải của riêng q trình cải cách tư pháp, mà là địi hỏi có tính thường xun, liên tục đối với chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị đã đánh giá về cơng tác cán bộ của các cơ quan tư pháp như sau:

Phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hồn thành nhiệm vụ, nhiều đồng chí đã tận tụy với cơng việc, có những trường hợp đã hy sinh cả tính mạng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm [7].

Tuy nhiên Nghị quyết 08 - NQ/TW đã đề ra phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp như sau:

Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp nhất là cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hố tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ, tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh [7].

Để nâng cao chất lượng, cán bộ của các cơ quan tư pháp nói chung, cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng phải tự rèn luyện ý thức chính trị, phải xác định cơng tác điều tra, truy tố, xét xử là cơng tác chính trị. Phải luôn quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và vận dụng chủ trương, đường lối đó vào cơng tác điều tra, truy tố, xét xử để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Rèn luyện ý thức chính trị tức là địi hỏi những cán bộ của các cơ quan tiến hành

tố tụng phải luôn luôn nắm vững các chủ trương nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như các chủ trương, nghị quyết liên quan đến cơng tác của mình, từ đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành mình làm cho nhân dân tin tưởng đồng tình, giúp người tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật được đúng đắn. Xa rời ý thức chính trị dễ làm cho người tiến hành tố tụng mất ý thức rèn luyện, dễ bị những lợi ích vật chất, tinh thần cám dỗ và đi đến vi phạm pháp luật. Người tiến hành tố tụng hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với mặt trái của xã hội, tiếp xúc đủ loại vi phạm, tội phạm. Nếu người tiến hành tố tụng không trao rồi đạo đức và rèn luyện ý thức chính trị của mình thì rất dễ bị những mặt trái của nền kinh tế thị trường cám dỗ. Khi người tiến hành tố tụng có ý thức chính trị, có phẩm chất đạo đức sẽ biết cách khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan trước mắt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà không thụ động, không ỷ lại vào cấp trên, không đổ lỗi cho khách quan.

Nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức cho cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải quan tâm tới công tác lựa chọn, đào tạo cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi nhận cán bộ vào ngành phải thi tuyển chặt chẽ, đồng thời cũng phải tổ chức cho các cán bộ hiện đang cơng tác được học lý luận chính trị, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chính trị như học các nghị quyết của Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

- Nâng cao năng lực nghiệp vụ của chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

+ Đối với Cơ quan điều tra: Nâng cao năng lực, trình độ, nghiệp vụ về áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam cho đội ngũ Điều tra viên là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bắt, tạm giữ, tạm giam oan sai; bắt, tạm giữ, tạm giam khơng đúng trình tự, thủ tục luật định. Để nâng cao năng lực, trình độ, nghiệp vụ cho họ cần thực hiện một số biện pháp như: phải đề cao trách nhiệm của Điều tra viên

các cấp bằng những quy định phải chịu trước pháp luật khi áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam oan sai. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam; nghiệp vụ điều tra truy bắt tội phạm nhằm nâng cao ý thức pháp luật, trình độ nghiệp vụ cho Điều tra viên. Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, những trường hợp có sai sót trong khi áp dụng pháp luật, có vướng mắc trong áp dụng pháp luật cần được chú ý tổng hợp thành tài liệu tập huấn và phát hành đến các đơn vị cơ sở có chức năng. Quán triệt quan điểm tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng: những trường hợp bắt cũng được, khơng bắt cũng được thì khơng bắt, giữ, giam, khơng được áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam để thay điều tra. Thường xuyên, liên tục kiểm tra việc áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam đối với đội ngũ Điều tra viên, qua đó phát hiện ra được những vi phạm tồn tại để kịp thời khắc phục, sửa chữa, rút kinh nghiệm đồng thời cũng để dăn đe, đảm bảo việc áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam được tốt hơn. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về bắt, tạm giữ, tạm giam, bao che cho người vi phạm, kiên quyết xử lý hoặc thanh lọc những trường hợp vi phạm có tổ chức, hoặc cố ý vi phạm vì lợi ích cá nhân, đề cao trách nhiệm của Điều tra viên.

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trách nhiệm cho Giám thị, Phó giám thị, Quản giáo Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và cho đội ngũ cán bộ điều tra, công an viên cấp xã. Khắc phục tình trạng hiện nay là trong CQĐT vẫn cịn nhiều cán bộ cơng an khơng phải là Điều tra viên, trình độ cịn thấp như trung cấp cảnh sát... Cần chú ý tập huấn cho đội ngũ công an viên cấp xã, vì đây là lực lượng rất quan trọng, tham gia việc bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về xử lý vi phạm hành chính, về tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế với

luật hình sự để họ có sự phân biệt giữa hành vi vi phạm và tội phạm để tổ chức bắt giữ người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã được đúng pháp luật.

+ Đối với Viện kiểm sát: Viện kiểm sát với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt tạm giam, tạm giam và kiểm sát viết bắt, tạm giữ, tạm giam của CQĐT, Tồ án. Vai trị của Viện kiểm sát là rất quan trọng, quyết định đến việc bắt, giam, giữ. Khi CQĐT ra lệnh bắt, tạm giam, gia hạn tạm giữ mà khơng được Viện kiểm sát phê chuẩn thì lệnh, quyết định đó khơng có hiệu lực thi hành. Điều đó cho thấy sự quyết định của Viện kiểm sát đối với hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam. Viện kiểm sát muốn kiểm sát được hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam của CQĐT, hoạt động bắt tạm giam, tạm giam của Tồ án địi hỏi trình độ năng lực nghiệp vụ của Kiểm sát viên phải bằng hoặc cao hơn Điều tra viên, Thẩm phán. Muốn áp dụng và thực hiện hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam có chất lượng thì trước hết phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên, phải kiện tồn đội ngũ Kiểm sát viên có đủ năng lực trình độ, phải xử lý nghiêm những cán bộ Kiểm sát viên có vi phạm pháp luật và có chế độ khen thưởng thích hợp kịp thời.

Kiểm sát chặt chẽ việc bắt, tạm giữ, tạm giam từng trường hợp cụ thể. Trước khi phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam Viện trưởng Viện kiểm sát phải giao cho Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ, xem xét nghiên cứu và đề xuất quan điểm. Căn cứ vào hồ sơ đề xuất đối chiếu với pháp luật, Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị đối với cơng tác phê chuẩn lệnh bắt, giam, giữ: Viện

kiểm sát kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, giữ, giam trong trường hợp không cần thiết, chống việc bắt, giữ, giam thay điều tra dẫn đến oan sai.

Việc sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ của Viện kiểm sát phải được tiến hành thường xuyên để thống nhất thực hiện pháp luật. VKSND tối cao phải có hệ thống pháp luật để tiện thực hiện, phải có giải đáp hướng dẫn pháp luật để hiểu và thống nhất trong ngành. Cần phối hợp với các ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật để vận dụng được thống nhất.

Hệ thống sổ sách theo dõi, lập hồ sơ kiểm sát phải được tiến hành nghiêm túc. Việc giao nhận hồ sơ, thời hạn phê chuẩn phải cụ thể để xác định trách nhiệm trong việc bắt, giữ, giam.

+ Đối với Tòa án: Chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao của mỗi cán bộ, Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân phụ thuộc rất lớn vào năng lực trình độ chuyên mơn nghiệp vụ của họ. Vì vậy, để chất lượng áp dụng pháp luật được tốt thì bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho họ là nhiệm vụ hàng đầu. Bởi vì, người Thẩm phán dù ban đầu có hiểu biết rộng, am hiểu thì vẫn cứ phải thường xun cập nhật các thơng tin kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phải tiếp tục kiện tồn tổ chức, cán bộ nhất là các cán bộ có chức danh tư pháp. Làm tốt cơng tác rà sốt, quy hoạch, đánh giá cán bộ để có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và sử dụng cán bộ một cách hợp lý, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt công tác luân chuyển điều động, biệt phái cán bộ theo yêu cầu công việc, làm tốt công tác tạo nguồn Thẩm phán, đổi mới cơ chế tuyển chọn Thẩm phán theo hướng mở rộng bổ nhiệm Thẩm phán không chỉ đối với các cán bộ đang công tác trong ngành mà còn cả những người là luật gia, luật sư nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp

luật. Phải thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho các Thẩm phán và Hội thẩm về vấn đề áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giam. Cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết về các trường hợp áp dụng, về thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, việc bắt người vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa, về thẩm quyền áp dụng, thay đổi BPNC của Chánh án, Phó Chánh án, của Thẩm phán là Chánh tịa, Phó Chánh tịa Tồ Phúc thẩm TAND tối cao và của Hội đồng xét xử, về thời hạn tạm giam trong từng thời đoạn của quá trình xét xử.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w