- Khác nhau về chức năng: Ở mỗi giai đoạn tố tụng thì các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam do một cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng với mục đích đảm bảo cho cơ quan đó hồn thành chức năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định.
+ Trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra với chức năng điều tra trong tố tụng hình sự có quyền áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam với mục đích ngăn ngừa tội phạm và bảo đảm các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ điều tra như: đảm bảo sự có mặt của bị can để thường xuyên làm việc, ngăn chặn việc bị can tiêu hủy chứng cứ, thông đồng với nhau để khai báo không trung thực; ngăn ngừa việc bị can bỏ trốn gây khó khăn cho việc xử lý vụ án.
+ Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm giam và tạm giam nhằm mục đích kiểm tra, giám sát các hoạt động tư pháp đã và đang diễn ra, để tống đạt được ngay cáo trạng hoặc các quyết định cần thiết khác, áp dụng các BPNC trong giai đoạn này khơng những đảm bảo cho Viện kiểm sát hồn thành nhiệm vụ của mình mà cịn đảm bảo cho sự liên tục của quá trình giải quyết vụ án.
+ Trong giai đoạn xét xử, Toà án với chức năng xét xử các vụ án hình sự, có quyền áp dụng BPNC bắt bị can, bị cáo để tạm giam và tạm giam nhằm bảo đảm sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa. Việc bắt tạm giam, tạm giam bị cáo cịn có ý nghĩa ngăn ngừa khơng cho các bị cáo thông cung, đe dọa người làm chứng, người bị hại, bảo đảm cho việc xét xử tại phiên tòa được khách quan và thi hành ngay được bản án khi có hiệu lực pháp luật.
- Khác nhau về thẩm quyền: Mỗi một cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình có thể áp dụng một trong các BPNC
bắt, tạm giữ, tạm giam được quy định trong BLTTHS để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
+ Cơ quan điều tra có thẩm quyền bắt bị can để tạm giam, bắt khẩn cấp, bắt quả tang, bắt truy nã, có quyền ra quyết định tạm giữ, gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam, đề nghị gia hạn tạm giam, quyền hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn. Người có quyền ra lệnh ở giai đoạn này là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT. Trong trường hợp bắt khẩn cấp thì ngồi Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp cịn có: Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng cũng có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Trong trường hợp ra quyết định tạm giữ thì ngồi các chủ thể trong trường hợp bắt khẩn cấp có quyền ra quyết định tạm giữ cịn có chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển cũng có quyền này.
+ Viện kiểm sát có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam, tạm giam, gia hạn tạm giam và phê chuẩn các lệnh bắt khẩn cấp, bắt bị can để tạm giam, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam của CQĐT đối với những BPNC do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc huỷ hay thay thế BPNC do Viện kiểm sát quyết định. Người có quyền ra lệnh và quyết định ở giai đoạn này là Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện kiểm sát qn sự các cấp.
+ Tồ án có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, tạm giam, quyền hủy bỏ hoặc thay thế BPNC. Người có quyền ra lệnh ở giai đoạn này là Chánh án, Phó Chánh án TAND và Tồ án quân sự các cấp, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tịa, Phó Chánh tịa Tồ phúc thẩm TAND tối cao; Hội đồng xét xử.
+ Cơ quan điều tra: Thời hạn tạm giam bị can để điều tra khơng q 2 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, khơng q 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và khơng có căn cứ để thay thế hay hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam, CQĐT phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 1 tháng.
Đối với tội phạm nghiêm trọng được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng, lần thứ hai không quá 1 tháng.
Đối với tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng, lần thứ hai không quá 2 tháng.
Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 3 lần, mỗi lần không quá 4 tháng.
Như vậy, thời hạn tạm giam tối đa là: Đối với tội ít nghiêm trọng là 3 tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng là 6 tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng là 9 tháng, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 16 tháng, đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia là 20 tháng.
+ Viện kiểm sát: Thời hạn tạm giam của Viện kiểm sát ở giai đoạn truy tố là 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp cần thiết Viện trưởng Viện kiểm sát có thể ra hạn nhưng khơng q 10 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối với tội rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội đặc biết nghiêm trọng. Như vậy, thời hạn tạm giam tối đa là: Đối với tội ít nghiêm
trọng và nghiêm trọng là 30 ngày, đối với tội phạm rất nghiêm trọng là 35 ngày, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 60 ngày.
+ Toà án: Thời hạn tạm giam của Toà án ở giai đoạn xét xử là 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 40 ngày tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hồn thành việc xét xử, thì Tồ án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà.
- Khác nhau về đối tượng áp dụng:
+ Cơ quan điều tra: Đối tượng bị áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam là bị can, người chưa bị khởi tố về hình sự. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, cịn người chưa bị khởi tố về hình sự là đối tượng bị nghi thực hiện tội phạm và bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, họ chưa phải là bị can, bị cáo.
+ Viện kiểm sát: Đối tượng bị áp dụng BPNC bắt, tạm giam của Viện kiểm sát là bị can, người đã bị khởi tố về hình sự, đã được cơ quan điều tra làm rõ hành vi phạm tội, kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát để truy tố.
+ Toà án: Đối tượng bị áp dụng BPNC bắt tạm giam, tạm giam là bị can, bị cáo người đã bị Viện kiểm sát truy tố và đã được Toà án thụ lý, quyết định đưa ra xét xử.