Nguyên nhân phát sinh từ phía những chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 84)

- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6

2.3.2. Nguyên nhân phát sinh từ phía những chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

Thực tiễn áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam cho thấy tình hình vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong thời gian qua vẫn cịn khá phổ biến. Đó là việc bắt, tạm giữ, tạm giam không đúng đối tượng, không đúng thủ tục, sai thẩm quyền, lạm dụng tạm giữ thuộc vi phạm hành chính để áp dụng theo quy định của luật tố tụng hình sự. Lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam đối với những đối tượng, bị can, bị cáo không cần thiết bắt, tạm giữ, tạm giam vẫn tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam. Việc quản lý tạm giữ, tạm giam không chặt chẽ để người bị tạm giữ, bị tạm giam trốn, chết, đánh nhau, gây rối trong nhà tạm giữ, tạm giam. Thực hiện chế độ cho người bị tạm giữ còn chưa đầy đủ. Cịn khơng ít trường hợp bắt, giữ oan, sai người vô tội. Nguyên nhân của những vi phạm trên là do:

Trong quá trình áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam cịn có một số cán bộ ý thức trách nhiệm chưa cao, cịn có tư tưởng nặng về trấn áp nên chưa phân biệt rõ giữa vi phạm hành chính với tội phạm. Do vậy, khi có sự việc xảy ra các cơ quan chính quyền địa phương cứ chuyển sự việc lên cơ quan cấp trên mà không phân biệt sự việc nào thuộc trách nhiệm giải quyết của họ. Cơ quan cấp trên hoặc do nể nang, hoặc do chưa kịp thời giải quyết nên cứ tạm giữ, tạm giam để chờ xử lý sau dẫn đến oan sai.

Cịn có một số người có trách nhiệm, quyền hạn trong việc áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam do tình cảm nể nang, tư tưởng thành tích hay vì lợi ích kinh tế cá nhân nên khi áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam đã cố tình làm sai pháp luật đẫn đến nhiều trường hợp không cần phải bắt, tạm giữ, tạm giam vẫn tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc cần phải bắt, tạm giữ, tạm giam nhưng lại khơng bắt, tạm giữ, tạm giam, từ đó dẫn đến việc ADPL việc bắt, tạm giữ, tạm giam oan, sai không đúng pháp luật.

Công tác chỉ đạo của lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng chưa kịp thời và chưa sâu sát; công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát chưa được quan tâm thường xuyên, chưa quán triệt đúng tinh thần của Chỉ thị 53/CT của Bộ Chính trị dẫn đến áp dụng pháp luật việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hiệu quả đạt khơng cao.

Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác bắt, tạm giữ,

tạm giam chưa đồng đều, thậm chí có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ dẫn đến những vi phạm khơng đáng có.

Sự vơ trách nhiệm, lạm quyền của một số người có thẩm quyền trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam cùng với sự hạn chế về hiểu biết pháp luật của công dân cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự xâm phạm về quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền tự do của công dân.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w