- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6
2.2.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc bắt
Bắt (bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã) là BPNC được quy định trong BLTTHS, biện pháp này thường được áp dụng trước khi áp dụng các biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam. Áp dụng BPNC bắt là để hạn chế quyền tự do thân thể của người bị bắt trong một khoảng thời gian nhất định, với mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm, khơng để cho đối tượng gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và tiếp tục phạm tội, đảm bảo sự tham gia của họ trong các hoạt động tố tụng hình sự. Việc bắt người đúng pháp luật hay khơng đúng pháp luật có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm và luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, việc áp dụng BPNC bắt người của các cơ quan tiến hành tố tụng phải được quan tâm, coi trọng. Thực trạng của việc ADPL này của các cơ
quan tiến hành tố tụng tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian từ 2005 đến 2009 đã đạt được những kết quả như sau:
Chất lượng ADPL trong việc bắt người phạm tội trong thời gian qua ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được CQĐT xem xét một cách thận trọng, tỷ mỉ, khẳng định tính chính xác, đúng đắn ở mức độ cao. Việc bắt bừa, bắt ẩu, bắt người chưa đáng bắt, bắt người vì động cơ cá nhân đã được hạn chế. Việc tuân thủ những quy định của pháp luật về các trường hợp bắt, căn cứ, thẩm quyền, thời hạn, thủ tục bắt được chấp hành nghiêm chỉnh. Đã có sự phối kết hợp giữa các cơ quan và người có thẩm quyền trong việc bắt người cho nên chất lượng bắt người đã được nâng cao, bảo đảm bắt đúng người, đúng tội, đã hạn chế tối đa, thậm chí khơng có trường hợp nào bắt giam oan sai, bắt tạm giam sau phải đình chỉ điều tra, Tồ án tun vì khơng có tội, kết quả đạt được đã góp phần tích cực vào quá trình đấu tranh phịng chống tội phạm.
Từ khi có Chỉ thị 53/CT-TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường trách nhiệm pháp lý của VKSND đối với công tác bắt, giam, giữ. Việc áp dụng BPNC bắt tạm giam của Viện kiểm sát có nhiều tiến bộ, các bị can bị bắt tạm giam đều có căn cứ đúng trình tự thủ tục pháp luật, khơng có một bị can nào bị bắt tạm giam oan sai. Công tác phê chuẩn lệnh, quyết định áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của CQĐT được kiên quyết hơn như: Không phê chuẩn những trường hợp CQĐT bắt, gia hạn tạm giữ, tạm giam thiếu căn cứ trái pháp luật, những trường hợp không cần thiết phải bắt, yêu cầu bắt những trường hợp Viện kiểm sát thấy cần thiết phải bắt nên tỷ lệ bắt xử lý hình sự của CQĐT đạt cao hơn.
Hoạt động áp dụng pháp luật BPNC bắt tạm giam của Tòa án trong thời gian vừa qua được nâng cao; bảo đảm việc bắt tạm giam các bị can, bị cáo đều có căn cứ, đúng trình tự thủ tục pháp luật; khơng có một bị can, bị cáo nào Tòa án áp dụng BPNC bắt tạm giam oan sai hay có vi phạm pháp luật. Cụ thể như: Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2009 Tòa án ra lệnh bắt tạm giam 10 bị can, bị cáo; Việc bắt tạm giam các bị can, bị cáo này đều đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, khơng oan sai, có tội 100%.
Mặc dù đã có những thành tích trong việc ADPL biện pháp nghiêm khắc này, xong thời gian qua việc áp dụng pháp luật BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam vẫn cịn có tồn tại, vi phạm sau:
Về bắt khẩn cấp: - Có 5 trường hợp CQĐT ra lệnh bắt khẩn cấp trái pháp
luật, trong đó có 4 trường hợp phải trả tự do khơng xử lý vì khơng phạm tội, có 1 trường hợp phải trả tự do xử lý hành chính vì khơng phạm tội mà chỉ vi phạm hành chính, điển hình như: Ngày 5/8/2008 CQĐT cơng an huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Thanh Tùng SN 1978 ở xã Như Thuỵ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh phúc vì đã có hành vi cố ý gây thương tích trong khi bị hại chưa có kết quả giám định tỉ lệ thương tích, chưa biết có đủ căn cứ khởi tố vụ án, bị can đối với Tùng hay không nên VKSND huyện lập Thạch đã ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, CQĐT Công an huyện Lập Thạch đã trả tự do cho Tùng.
- Có một số trường hợp CQĐT Cơng an tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh bắt người, trong lệnh không ghi rõ lý do và bắt theo trường hợp nào (quả tang, khẩn cấp; đầu thú; tự thú; truy nã), cụ thể như: Ngày 06/ 03/ 2006 CQĐT bắt bị can Hà Thị Phương phạm tội: Tàng trữ trái pháp chất ma túy, giữ tại trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Việc bắt của CQĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc không rõ lý do và bắt theo trường hợp nào (quả tang, khẩn cấp; đầu thú; tự thú; truy nã), nên Viện kiểm sát ND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu CQĐT trả tự do cho người
bị bắt và đã được CQĐT thực hiện. Có trường hợp đúng ra phải ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mới đúng pháp luật, nhưng Cơ quan điều tra lại ra lệnh bắt khẩn cấp. Ví dụ: CQĐT công an tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Trưởng ở Đồng Ích, Lập Thạch về tội giết người trong khi Trưởng đã ra tự thú, thành khẩn khai báo. Viện kiểm sát tỉnh đã từ chối phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với Trưởng và đã được CQĐT thực hiện.
- Lạm dụng việc bắt khẩn cấp để phục vụ công tác điều tra của Cơ quan điều tra như: Có 3 trường hợp bắt khẩn cấp nhưng khơng có tài liệu nào chứng minh việc cần phải ngăn chặn ngay nếu khơng người đó trốn, bản thân người thực hiện hành vi phạm tội đã thành khẩn khai báo, có nơi cư trú rõ ràng ổn định, lần đầu phạm tội nhưng chỉ vì người đó ở tỉnh khác mà Cơ quan điều tra cho rằng nếu khơng bắt thì người đó bỏ trốn. Bắt khẩn cấp cả những trường hợp người phạm tội ra đầu thú hoặc do nghi vấn mời lên, gọi hỏi rồi ra lệnh bắt khẩn cấp.
- Do chạy theo thành tích như: Trong cơng tác thi đua khen thưởng và chỉ tiêu kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị có đề ra chỉ tiêu “bắt giữ hoặc gia hạn tạm giữ phải xử lý hình sự 100%”. Nên các đơn vị “thận trọng quá mức” đối với công tác bắt người trong trường hợp khẩn cấp, dẫn đến nhiều trường hợp có đủ căn cứ bắt khẩn cấp lại không dám bắt, để các đối tượng ở ngồi gây khó khăn cho cơng tác điều tra, phân loại.
Có 3 trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn bắt khẩn cấp thiếu căn cứ, trái pháp luật nên sau khi phê chuẩn phải trả tự do. Điển hình: Ngày 23/1/2006 CQĐT Công an thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh bắt khẩn cấp Lê Quốc Khánh về hành vi chống người thi hành công vụ, lệnh bắt khẩn cấp được Viện kiểm sát phê chuẩn, sau đó ra quyết định tạm giữ, ra hạn tạm giữ lần 1 có phê chuẩn của Viện kiểm sát, đến ngày 28/1/2006 Viện kiểm sát nhân
dân thị xã Phúc Yên có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ của Công an thị xã Phúc n, trả tự do cho Ngơ Quốc Khánh vì Khánh khơng phạm tội.
Việc bắt bị can để tạm giam: - Lạm dụng việc bắt tạm giam để phục vụ
công tác điều tra của Cơ quan điều tra như: Có 17 bị can (trong đó có 1 bị can là vị thành niên) đã khai báo thành khẩn, phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi cư trú ổn định, nhân thân khơng có tiền án tiền sự, khơng cần thiết phải áp dụng lệnh bắt bị can để tạm giam nhưng CQĐT lại ra lệnh bắt bị can tạm giam, điều này cho thấy CQĐT đã quá lạm dụng vào việc bắt bị can để tạm giam để phục vụ cho mục đích điều tra nhanh chóng, chưa thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bắt bị can để tạm giam. Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc bắt bị can để tạm giam có thể áp dụng với bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, nghiêm trọng, ít nghiêm trọng nhưng bị can có hành vi bỏ trốn, gây cản trở cơ quan điều tra hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội... Xét ở góc độ tâm lý tội phạm thì những trường hợp trên khơng đáng bắt lại bắt vào để tạm giam có thể tạo ra một tâm lý cho bị can “rạn địn, lì lợm, bắt trước...” và chịu ảnh hưởng những tiêu cực trong trại tạm giam, dẫn đến khi ra khỏi trại giam bị can đó lì lợm, liều lĩnh, lưu manh hơn. Do vậy, việc bắt bị can để tạm giam như trên đương nhiên phản tác dụng, khơng nhằm mục đích hướng thiện, giáo dục, răn đe đối với các bị can phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội do lỗi vơ ý mà khơng có ý định bỏ trốn, phạm tội mới hoặc cản trở cơ quan điều tra, cũng như các bị can phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, phạm tội về mơi trường... Ví dụ: Ngày 1/8/2007 CQĐT Cơng an huyện Bình Xuyên ra lệnh bắt tạm giam Nguyễn Đắc Hậu là vị thành niên về tội huỷ hoại tài sản. Ngày 29/5/2008 CQĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc ra lệnh bắt tạm giam Kim Việt Anh về tội gây rối trật tự công cộng... Tất cả các bị can trên đều không được Viện kiểm sát phê chuẩn.
Theo Điều 228 BLTTHS quy định hai điều kiện cần thiết để bắt bị cáo ngay khi tuyên án đó là: Bị cáo khơng bị tạm giam nhưng bị phạt tù và phải có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục gây án. Đây là hai điều kiện bắt buộc phải xác định đồng thời thì mới bắt giam bị cáo. Trong thực tiễn xét xử Thẩm phán chủ toạ phiên tồ thường có tâm lý ngại bị cáo bỏ trốn, gây khó khăn cho việc xét xử tiếp theo hoặc gây khó khăn cho thi hành án, nên khi xét xử đã căn cứ vào điều kiện thứ nhất mà không căn cứ vào điều kiện thứ hai, nên đã nhấn mạnh các yếu tố khác để bắt giam bị cáo ngay khi tuyên án mặc dù bị cáo đã tại ngoại trong một thời gian rất dài mà khơng hề có một dấu hiệu nào cho thấy bị cáo "có thể bỏ trốn hoặc tiếp tục gây án" nên đã gây bất bình trong dư luận và sự khơng đồng tình của các cơ quan tiến hành tố tụng khác.
Rất nhiều bị can, bị cáo lần đầu phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, khai báo thành khẩn, có nơi cư trú rõ ràng ổn định, khơng có tài liệu nào chứng minh bị can, bị cáo có dấu hiệu bỏ trốn hoặc cản trở cơ quan điều tra hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội..., bị CQĐT tạm giam để điều tra, sau đó chuyển Viện kiểm sát để truy tố, Viện kiểm sát chuyển Tòa án để xét xử. Viện kiểm sát, Tòa án sau khi nhận và xem xét hồ sơ vụ án vẫn ra lệnh tạm gam kế tiếp mà không ra quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, điều này cho thấy các cơ quan tố tụng đã quá lạm dụng vào việc tạm giam các bị can, bị cáo.
- Việc lạm dụng bắt bị can để tạm giam còn được thể hiện ở việc: Một số bị can có căn cứ để bắt tạm giam cũng được, không bắt tạm giam cũng được nhưng CQĐT vẫn ra lệnh bắt tạm giam bị can, sau đó Viện kiểm sát phê chuẩn, Toà án xét xử tuyên phạt tù giam bằng hoặc thấp hơn thời hạn tạm giam, tuyên phạt cho hưởng án treo, cải tạo khơng giam giữ.
- Có 11 bị can có đầy đủ căn cứ bắt tạm giam như phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm, có dấu hiệu bỏ trốn hoặc cản trở cơ quan điều tra, có dấu hiệu tiếp tục phạm tội nhưng cơ quan điều tra không bắt, Viện kiểm sát yêu cầu bắt tạm giam mới tiến hành bắt.
- Việc bắt bị can để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp của Cơ quan điều tra chưa làm đúng trình tự, thủ tục bắt như:
+ Khoản 2 Điều 80 BLTTHS quy định: Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt..., nhưng trong thực tế nhiều trường hợp khi tiến hành bắt người, người thi hành lệnh bắt chưa đọc lệnh đã bắt, khơng giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt... nên đối tượng bị bắt đã phản ứng chống lại, hoặc sau đó có khiếu kiện CQĐT.
+ Khoản 1 Điều 84 BLTTHS quy định: Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản và ghi rõ địa điểm bắt, nơi lập biên bản bắt nhưng trong thực tế việc làm này của Cơ quan điều tra còn nhiều hạn chế như: nhiều biên bản bắt người không ghi tên người láng giềng chứng kiến, người đại diện chính quyền địa phương, tên điều tra viên; khơng ghi rõ địa điểm bắt, nơi lập biên bản bắt mà chỉ ghi chung chung bắt tại xã A, hoặc xã B chưa ghi rõ bắt ở chỗ nào của xã A.
+ Khoản 2 Điều 84 BLTTHS quy định: Khi giao và nhận người bị bắt, hai bên giao và nhận phải lập biên bản. Ngoài những điểm đã quy định tại khoản 1 điều này, biên bản giao nhận cịn phải ghi rõ... tình trạng sức khoẻ của người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra lúc giao nhận nhưng trong thực tế việc ghi biên bản giao nhận của Cơ quan điều tra chưa đầy đủ như chưa ghi rõ tình trạng sức khoẻ của người bị bắt như thế nào, việc kiểm tra dấu vết trên thân thể người bị bắt...