giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là, áp dụng pháp luật BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam về nguyên tắc
chỉ do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án tiến hành, khơng một cơ quan, tổ chức xã hội nào có quyền áp dụng. Đây là điểm khác biệt với áp dụng pháp luật trong các lĩnh vực khác. Người có thẩm quyền áp dụng pháp luật của Cơ quan điều tra gồm có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và các Điều tra viên; của
Viện kiểm sát gồm có Viện trưởng, Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên, của Tồ án gồm có Chánh án, Phó Chánh án và các Thẩm phán là có chức danh pháp lý tiến hành tố tụng; không được sử dụng cán bộ, Kiểm tra viên tham gia tố tụng. Trong các công đoạn áp dụng pháp luật thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được giao nhiệm vụ phân tích, đánh giá chứng cứ, đề xuất việc bắt bị can để tạm giam, bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam… lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng và soạn thảo các quyết định tố tụng (văn bản áp dụng pháp luật như lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, lệnh bắt khẩn cấp, lệnh tạm giam). Cịn Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng; Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tồ, Phó Chánh tồ Tồ Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử mới là người có thẩm quyền quyết định việc bắt bị can để tạm giam, bắt khẩn cấp, lệnh tạm giữ, lệnh tạm giam.
Hai là, áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam là một
dạng hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước. Khi có hành vi phạm tội xảy ra, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án có quyền ra các lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra còn thêm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp, quyết định tạm giữ, tất cả các lệnh, quyết định này đều được tiến hành theo ý chí đơn phương từ phía Nhà nước, khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng và được đảm bảo bởi sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
Ba là, áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam là hoạt động
phải dựa trên căn cứ thực tế và căn cứ pháp luật. Đó là việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải căn cứ vào hành vi phạm tội và đặc điểm về nhân thân người phạm tội để ra lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam đối với người phạm tội nhằm ngăn ngừa họ bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn, trở ngại cho cơng tác điều tra, truy tố, xét xử... Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phạm tội phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng do
BLTTHS quy định, do vậy khi bắt, tạm giữ, tạm giam người phạm tội Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét kỹ lưỡng, khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết định tội, định khung các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các căn cứ để bắt, tạm giữ, tạm giam bị can và nhân thân người phạm tội.
Bốn là, áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam cịn là hoạt
động mang tính chủ quan của người áp dụng, phù hợp với từng trường hợp cụ thể trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Bởi vì, áp dụng pháp luật là quá trình vận dụng cái chung, đó là các quy phạm pháp luật để giải quyết các vụ việc cụ thể. Trong đời sống xã hội các tình huống phạm tội xảy ra rất đa dạng, phức tạp, việc điều tra vụ án luôn diễn ra những thay đổi về thơng tin tội phạm và thường có sự chống đối của người phạm tội. Để thực hiện được điều này, người áp dụng pháp luật phải có ý thức pháp luật cao, nắm bắt một cách khách quan, toàn diện các tình tiết vụ việc để lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp mà áp dụng. Không được áp dụng pháp luật thuần tuý mà phải xét vụ án xảy ra trong không gian và thời gian nhất định.
Năm là, kết quả áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam
chủ yếu được thể hiện bằng việc ra các văn bản áp dụng pháp luật (lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam). Văn bản áp dụng pháp luật phải chỉ đích danh cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp đã xác định và chỉ áp dụng một lần. Chẳng hạn lệnh tạm giam phải ghi rõ họ, tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, nhân thân của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, họ phạm tội gì, theo điều khoản nào của BLHS. Văn bản áp dụng pháp luật phải căn cứ vào BLTTHS và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành như Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, các Thông tư liên tịch giữa các ngành tư pháp trung ương.