tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
- Giống nhau về các giai đoạn áp dụng pháp luật
Việc áp dụng pháp luật BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đều phải tiến hành theo một quy trình nhất định. Quy trình đó gồm các giai đoạn sau:
Một là, phân tích các tình tiết thực tế khách quan của vụ án hình sự và
các đặc trưng pháp lý của nó
Hai là, lựa chọn các quy phạm pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự
Ba là, làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm pháp luật Bốn là, ra văn bản áp dụng pháp luật
Năm là, tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
- Giống nhau về mục đích thực hiện các biện pháp ngăn chặn
Các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật trong việc, tạm giữ, tạm giam đều có chung các mục đích là: Kịp thời ngăn ngừa tội phạm, khơng cho tội phạm tiếp tục thực hiện và gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong thực tế không phải bị can, bị cáo nào cũng hối lỗi sau khi thực hiện tội phạm, đặc biệt đối với những bị can, bị cáo phạm tội có tính chất chun nghiệp. Vì vậy, khi bị can, bị cáo có biểu hiện tiếp tục phạm tội thì việc áp dụng BPNC bắt sẽ nhằm hạn chế tối đa hành vi phạm tội của bị can, bị cáo xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Khơng cho tội phạm có những hành vi ngăn cản quá trình giải quyết vụ án, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Các BPNC được áp dụng nhằm mục đích đảm bảo các điều kiện pháp lý cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo đúng các quy định của pháp luật; bảo đảm cho sự có mặt của bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng khi cần thiết; bảo đảm để bản án đã tuyên có điều kiện thi hành khi có hiệu lực pháp luật cũng như đảm bảo tính chính xác, khách quan của hoạt động tố tụng đó.
- Giống nhau về căn cứ áp dụng: Khi áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam các cơ quan tiến hành tố tụng đều phải áp dụng chung căn cứ được quy định tại Điều 79 BLTTHS năm 2003 là: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tịa án có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam...