Vài nét về tình hình kinh tế-xã hội tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 54)

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, đến cuối năm 2009 có tổng diện tích tự nhiên 123.176,43 ha với cả ba loại địa hình: đồng bằng, trung du và miền núi. Dân số hơn một triệu người, gồm người Kinh (khoảng 97 % dân số) và các dân tộc như Sán Dìu, Dao, Cao Lan, Tày, Nùng, Hoa (khoảng 3 % dân số). Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên; là đầu mối các tuyến giao thông: đường bộ từ Hà Nội đi Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc (Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai); đường sắt Hà Nội - Lào Cai; đường hàng không quốc gia, quốc tế (sân bay Nội Bài); đường sông trên sơng Hồng, sơng Lơ. Vĩnh Phúc cũng là địa bàn có nhiều cơ quan, tổ chức của Trung ương, nhiều doanh nghiệp, nhà máy hoạt động.

Khi mới tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc có các đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên), các huyện (Lập Thạch, Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc). Trong thời gian từ 1997 đến năm 2008, tỉnh Vĩnh Phúc có một số biến động về địa giới hành chính. Sau khi tái lập tỉnh, năm

1998 tách huyện Tam Đảo lớn thành hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên. Năm 2004 tách huyện Mê Linh lớn thành huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên, thành lập mới huyện Tam Đảo trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Vĩnh Yên, huyện Lập Thạch, huyện Tam Dương, huyện Bình Xuyên. Vào năm 2006 tỉnh Vĩnh Phúc có 9 huyện, thị xã với tổng số 152 xã, phường, thị trấn. Cuối năm 2008, huyện Mê Linh chuyển về Hà Nội. Năm 2009 huyện Sông Lô được thành lập trên cơ sở tách từ huyện Lập Thạch. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành phố, thị xã với tổng số 152 xã, phường, thị trấn.

Từ khi được tái lập (năm 1997), với lợi thế về địa lý, kinh tế và văn hóa, Vĩnh Phúc đã có bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao (giai đoạn 1997- 2009 tăng trưởng bình quân trên 17% năm). Cơ cấu kinh tế từ một tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, đến năm 2009 tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đã chiếm trên 85%, nông nghiệp chỉ cịn dưới 15%; GDP bình qn đầu người tăng từ 144 USD năm 1997 lên 1.330 vào năm 2009. Văn hoá - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện; y tế - giáo dục phát triển làm cho trình độ dân trí ngày càng được nâng cao và đồng đều giữa các vùng. An ninh quốc phòng được giữ vững, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy tốt.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w