Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm cho việc áp dụng các biệp pháp ngăn chặn bắt, tạm

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 116 - 121)

- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm cho việc áp dụng các biệp pháp ngăn chặn bắt, tạm

đảm cho việc áp dụng các biệp pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam

Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và thực hiện nhiều chế độ, chính sách đối với cán bộ các Cơ quan tư pháp. Trên thực tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và chế độ chính sách đối với cán bộ các Cơ quan tư pháp ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt chống tội phạm về tham nhũng và trong mối tương quan về mức sống với các ngành khác, thì điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu; đời sống của cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng cịn gặp nhiều

khó khăn, đúng như tinh thần tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị (Khố IX) nhận định:

Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là cấp huyện, nhiều nơi trụ sở còn trật trội, phương tiện làm việc vừa thiếu lại vừa lạc hậu [7].

Để đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các Cơ quan tiến hành tố tụng đạt hiệu quả mong muốn. Trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và hoàn thiện chế độ, chính sách cho cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng theo các hướng sau:

+ Đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc và trang thiết bị làm việc cho các cơ quan tố tụng, nhất là đối với các đơn vị cấp huyện, ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

+ Bảo đảm có phương tiện giao thông, phương tiện liên lạc và phương tiện thiết bị bảo đảm an toàn cho các hoạt động khi bắt người.

+ Đầu tư trang thiết bị khoa học, công nghệ cao phục vụ cho lưu trữ, báo cáo thống kê cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

+ Đầu tư kinh phí vào việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, viết chuyên đề, đề tài khoa học, tổ chức tập huấn, sơ kết, tổng kết việc áp dụng pháp luật các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam cho người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian tới.

+ Xây dựng nhà tạm giữ, trại tạm giam, trang bị công cụ vật dụng sinh hoạt cho nhà tạm giữ, trại tạm giam, bảo đảm cơ sở vật chất cho việc tạm giữ, tạm giam.

+ Có chế độ lương, phụ cấp và các đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng để họ có điều kiện ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, không bị giao động, sa ngã trước mọi tác động, cám dỗ, mua chuộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Kết luận chương 3

Nâng cao chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam là một yêu cầu cấp thiết, một nội dung trọng tâm của các ngành Công an nhân dân, Kiểm sát nhân dân, Tồ án nhân dân hiện nay. Điều này khơng chỉ xuất phát từ mục tiêu, nội dung cơ bản của cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước đã xác định mà cịn xuất phát từ những hạn chế, thiếu sót, tồn tại của chính hoạt động này trong thời gian qua cũng như là những yêu cầu của hoạt động áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam trong thời gian tới.

Để nâng cao chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam, cần áp dụng khẩn trương, toàn diện, đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam; nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của chủ thể áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo và của các cơ quan cấp trên; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với đội Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được giao nhiệm vụ áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam trong vụ án hình sự.

KẾT LUẬN

Bắt, tạm giữ, tạm giam là những BPNC nghiêm khắc được quy định trong BLTTHS Việt Nam. Trong những năm vừa qua, áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngăn chặn được hành vi phạm tội, giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự nhân phẩm của công dân.

Khi thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để bắt, tạm giữ, tạm giam bị can, bị cáo, người bị nghi thực hiện hành vi phạm tội nhằm ngăn chặn tội phạm, không cho họ tiếp tục phạm tội hay gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Đây là một khái niệm mang tính lịch sử, cụ thể, tổng hợp nhưng có thể đo, đếm, so sánh được bằng những chỉ số, chỉ tiêu nhất định. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng bắt, tạm giữ, tạm giam bao gồm sự tuân thủ các quy định của pháp luật, sự tuân thủ các hướng dẫn, chỉ đạo của ngành và sự tuân thủ các chuẩn mực văn hoá chung của xã hội. Các tiêu chí này thường được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu, chỉ số nhất định.

Chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố như: sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam; năng lực, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của chủ thể thực hiện nhiệm vụ này, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo và của các cơ quan cấp trên; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với Điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán.

Chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, nhất là từ khi có Chỉ

thị số 03- CT/TW ngày 21/03/2000 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 08/NQ- TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị đã được chú trọng và được nâng lên một bước đáng kể. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhận định rằng hoạt động áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Vĩnh Phúc vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót, chất lượng, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp hiện nay. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Vĩnh Phúc là một yêu cầu rất cần thiết.

Để nâng cao chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng, cần áp dụng khẩn trương, toàn diện, đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam; nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo và của các cơ quan cấp trên; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với đội Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được giao nhiệm vụ áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam trong vụ án hình sự. Đây là cơng việc vừa mang tính khẩn trương, vừa phải thực hiện lâu dài, thuộc trách nhiệm của nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau. Có như vậy mới có thể nhanh chóng nâng cao chất lượng áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w