Tình hình áp dụng pháp luật trong việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam và tạm giam

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 60)

- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6

2.2.1.2. Tình hình áp dụng pháp luật trong việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam và tạm giam

bị can, bị cáo để tạm giam và tạm giam

Theo số liệu thống kê của VKSND tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm 2005 đến 2009 cho thấy, số bị can, bị cáo để tạm giam và tạm giam, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Tình hình bắt bị can, bị cáo để tạm giam Bắt, tạm giam Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 * Tổng số 998 1030 1149 1323 1160 Tổng giải quyết 738 708 853 976 884 - Đình chỉ điều tra 0 0 1 0 7 - áp dụng BPNC khác 182 197 280 338 251 - Xét xử 556 511 572 638 609 + Trả tự do vì thời hạn tù bằng

hoặc ngắn hơn thời hạn tạm giam 6 4 4 1 4

+ Trả tự do vì bị cáo được hưởng

án treo cải tạo không giam giữ 51 65 82 88 58

+ Phạt tù giam 499 442 486 549 547

- Chết 4 2 0 2 1

- Còn lại 256 320 296 347 257

Nguồn: [46].

Qua bảng 2.3 có thể rút ra được một số nhận xét sau: Từ năm 2005 đến 2009 tổng số bị can bị tạm giam là 5.660 bị can, năm 2005: 998 bị can; năm 2006: 1030 bị can; năm 2007: 1149 bị can; năm 2008: 1323 bị can; năm 2009: 1160 bị can. Như vậy tỷ lệ bắt người ở những năm sau so với các năm trước tăng. Nếu tính năm 2005 làm mốc số liệu thì thấy tình hình tạm giam như sau: năm 2006 tăng 32 bị can so với năm 2005 (3,2%), năm 2007 tăng 151 bị can (15,1%) so với năm 2005, năm 2008 tăng 325 bị can (32,6%) so với năm 2005, năm 2009 mặc dù huyện Mê Linh có số bị can bị

tạm giam luôn đứng ở tốp nhiều nhất trong số các đơn vị cấp huyện đã chuyển về Hà Nội nhưng vẫn tăng 162 bị can (16,2%) so với năm 2005. Trong các trường hợp tạm giam tỷ lệ bắt tạm giam theo Điều 80 BLTTHS 2003 ngày một tăng, theo số liệu bắt mới trong từng năm là: năm 2005: 245; năm 2006: 350; năm 2007: 363; năm 2008: 230; năm 200: 376 các trường hợp còn lại từ bắt tạm giữ chuyển tạm giam.

Chất lượng áp dụng pháp luật biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam và tạm giam bị can, bị cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng được nâng cao như: Năm 2005 có 998 bị can bị bắt tạm giam, tạm giam thì có 3 người khơng đúng pháp luật, tỉ lệ đạt 99,6%, Năm 2006 có 1030 bị can bị bắt tạm giam, tạm giam thì có 3 người khơng đúng pháp luật, tỉ lệ đạt 99,7%; Năm 2007 có 1149 bị can bị bắt tạm giam, tạm giam thì có 4 người khơng đúng pháp luật, tỉ lệ đạt 99,6%. Năm 2008 có 1323 bị can bị bắt tạm giam, tạm giam thì có 6 người khơng đúng pháp luật, tỉ lệ đạt 99,5%. Năm 2009 có 1160 bị can bị bắt tạm giam, tạm giam thì có 10 người khơng đúng pháp luật, tỉ lệ đạt 97,7%. Các bị can bị bắt tạm giam, tạm giam khơng đúng pháp luật là vì Viện kiểm sát thấy việc áp dụng BPNC bắt tạm giam, tạm giam khơng có căn cứ phải bắt hay nói cách khác là khơng cần thiết phải bắt nên không phê chuẩn. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng BPNC bắt tạm giam, tạm giam của CQĐT vẫn còn một số tồn tại như bắt tạm giam, tạm giam không đúng pháp luật.

Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng các BPNC bắt tạm giam, tạm giam của Viện kiểm sát dần được nâng cao. Viện kiểm sát đã tiến hành kiểm sát chặt chẽ việc bắt tạm giam và tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo các trường hợp không cần thiết phải bắt tạm giam và tạm giam thì khơng bắt tạm giam và tạm giam, các trường hợp cần phải bắt tạm giam và tạm giam thì kiên quyết bắt tạm giam và tạm giam, từ đó bảo đảm các biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam và tạm giam được

các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đúng người, đúng tội, hạn chế đến mức thấp nhất oan sai, góp phần làm giảm việc phải ra lệnh bắt tạm giam ở giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát, giai đoạn xét xử của Tòa án như: Cả giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009 Viện kiểm sát chỉ phải ra 17 lệnh bắt tạm giam bị can, Tòa án chỉ phải ra 10 lệnh bắt tạm giam bị can, bị cáo; các bị can bị tạm giam ở giai đoạn điều tra khi chuyển sang giai đoạn truy tố, xét xử thường được duy trì để tiếp tục tạm giam để truy tố, xét xử được thuận lợi. Việc kiểm sát chặt chẽ được thể hiện như: Các trường hợp bắt tạm giam và tạm giam được Viện kiểm sát phê chuẩn đều có căn cứ, đúng pháp luật.

2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạmgiam của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w