từ năm 2005 đến 2009
Thời gian qua, nền công nghiệp - dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển nhanh đòi hỏi giải phóng mặt bằng rộng lớn, tốc độ cơng nghiệp hố, đơ thị hố cũng như nhu cầu hình thành các khu, cụm cơng nghiệp kéo theo sự dịch chuyển nhân khẩu, hình thành nhiều điểm tập trung dân cư. Trong khi đó, do điểm xuất phát thấp nên nhiều vấn đề xã hội nảy sinh như: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhất là số công dân nằm trong diện bị thu hồi đất; chất lượng đội ngũ cán bộ, năng lực quản lý chưa đồng đều, một số nơi chưa
theo kịp tốc độ tăng trưởng; trình độ dân trí khơng cao, chưa đồng đều, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, có sự chênh lệch lớn giữa đơ thị và nơng thơn. Cùng trong xu thế chung của đất nước thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tình hình của Vĩnh Phúc như nêu trên làm cho tình trạng khiếu kiện, tai tệ nạn xã hội, vi phạm và tội phạm gia tăng và ngày càng phức tạp cả về tính chất và quy mơ. Tình hình tội phạm đó được khái qt cụ thể như sau: Từ năm 2005 đến năm 2009 tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chiều hướng gia tăng, theo số liệu của Viện kiểm sát thì trong thời gian này, cơ quan điều tra đã phát hiện khởi tố tổng số 4.487 vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn, khởi tố để điều tra đối với 5.926 bị can. Trong đó năm 2005 phát hiện khởi tố 763 vụ/ 917 bị can, năm 2006 phát hiện khởi tố 906 vụ/ 1.213 bị can, năm 2007 phát hiện khởi tố 1.074 vụ/ 1.281 bị can, năm 2008 (huyện Mê Linh tách về Hà Nội) phát hiện khởi tố 955 vụ/ 1.400 bị can, năm 2009 khởi tố 789 vụ/ 1.115 bị can. Cùng với sự gia tăng của tình hình tội phạm, thì số người bị bắt, tạm giữ, tạm giam trên địa bàn tỉnh cũng tăng đáng kể, cụ thể như phân tích dưới đây.