Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 110 - 115)

- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành: Thực tiễn cho thấy việc quản

lý, chỉ đạo, điều hành có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng. Yêu cầu đặt ra đối với cơng tác này là phải nắm chắc tình hình hoạt động của từng bộ phận công tác của đơn vị mình và cấp dưới để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và chấn

chỉnh những thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. Trong đó một số chỉ tiêu phải thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ để có các biện pháp xử lý kịp thời như: số lượng tin báo, tố giác tội phạm (hàng giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm) và kết quả xử lý; số người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, những trường hợp bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam khơng có căn cứ, q hạn; các bị cáo do Tồ án cùng cấp và cấp dưới tun khơng phạm tội; hình phạt bằng hoặc thấp hơn thời hạn tạm giam, tuyên phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ; các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo có bị tạm giữ, tạm giam kêu oan ngay từ đầu, các đương sự khiếu nại nhiều lần về việc giải quyết vụ án có việc tạm giữ, tạm giam khơng khách quan.

Việc quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động áp dụng pháp luật các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm chế độ tập trung thống nhất trong từng ngành; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cấp mình và Thủ trưởng cơ quan cấp trên. Thực hiện tốt những vấn đề này chính là tăng cường chế độ trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng ngành, từng cấp trong việc áp dụng pháp luật các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam.

Việc hướng dẫn, chỉ đạo cũng như trả lời thỉnh thị đường lối giải quyết vụ án phải được nâng cao về chất lượng, bảo đảm chính xác, kịp thời, tránh việc hướng dẫn khơng rõ ràng gây khó khăn cho cấp dưới khi thực hiện.

Cần tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn nghiệp vụ đối với cấp dưới bằng nhiều hình thức như: Tổ chức sơ kết, tổng kết, tập huấn chuyên đề áp dụng pháp luật biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. Đối với những sai sót phổ biến, điển hình cần ra thơng báo rút kinh nghiệm chung cho tất cả các huyện.

Hàng năm Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao cần xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ để hướng dẫn dấu hiệu

của từng loại tội phạm, đường lối giải quyết đối với từng loại án như: án kinh tế, án trị an xã hội, án ma tuý… các chuyên đề rút kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ như: chống lọt tội, chống hình sự hố các quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế.

Một trong những biện pháp quan trọng của công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp cần thực hiện tốt là việc thường xuyên kiểm tra cấp mình và cấp dưới trong việc tiến hành các công tác nghiệp vụ. Thông qua kiểm tra để phát hiện những thiếu sót, vi phạm trong q trình thực hiện nhiệm vụ để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những sai phạm và phải ra thông báo rút kinh nghiệm chung.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật của các cơ quan và người tiến hành tố tụng. Trong thời gian vừa qua Đảng và nhà nước ta đã quan tâm, chú trọng đến giải pháp này nên đã ban hành được nhiều văn bản pháp luật, quy định khá chi tiết về chế tài xử phạt. Cụ thể các văn bản pháp luật như: Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ luật hình sự năm 1999, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009, Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH 11 ngày 17/3/2003 của ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các văn bản này quy định về trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với hành vi vi phạm của mình trong hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam. Để pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, khơng có oan sai, bảo vệ được tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ được tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm của cơng dân. Địi hỏi phải nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bằng các hình thức quán triệt rõ ràng, đầy đủ các trách nhiệm của họ cũng như các chế tài mà họ có thể bị áp dụng. Nếu cơ

quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam thì phải xử lý nghiêm minh. Không được bao che, xử lý qua loa đại khái, có như vậy mới có tác dụng giáo dục, dăn đe và bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh.

Về công tác phối kết hợp: Thực tiễn trong hoạt động áp dụng pháp luật

trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam cho thấy, nơi nào xây dựng được mối quan hệ phối hợp tốt giữa các bộ phận, đơn vị nghiệm vụ trong ngành với nhau và giữa các cơ quan tiến hành tố tụng thì nơi đó có điều kiện thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ phối hợp ở đây được xác định bao gồm mối quan hệ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quan hệ phối hợp trong hoạt động tác nghiệp. Quan hệ phối hợp tốt có tác dụng hỗ trợ tích cực, giúp cho việc thống nhất quan điểm trong quá trình bắt, tạm giữ, tạm giam từng đối tượng cụ thể, giúp cho hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam được tiến hành kịp thời, đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy trách nhiệm và sức mạnh của từng bộ phận, từng đơn vị, từng ngành, tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả một hệ thống các cơ quan.

Để áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng có chất lượng, đạt hiệu quả cao, trước hết cần nhanh chóng ban hành ngay quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau. Đó là quy chế phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam và kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong đó qui định quan hệ phối hợp là trách nhiệm của các bên. Trên cơ sở quy định của BLTTHS, mỗi khi có trường hợp bắt quả tang hoặc khẩn cấp hay bắt bị can, bị cáo để tạm giam, Cơ quan điều tra, Tồ án phải thơng báo ngay cho VKSND biết để cùng phối hợp xem xét, phân loại đối tượng, làm cơ sở cho Viện kiểm sát quyết định có phê chuẩn hay không phê chuẩn việc bắt

khẩn cấp, bắt bị can tạm giam cũng như việc gia hạn tạm giữ, tạm giam theo đề nghị của Cơ quan điều tra; phối hợp xem xét việc bắt bị cáo để tạm giam và tạm giam của Tòa án căn cứ đúng pháp luật khơng. Mỗi VKSND cần bố trí ít nhất một cán bộ chuyên trách công tác kiểm sát việc bắt, giữ, giam, thường xuyên quan hệ với Cơ quan điều tra, Toà án để nắm vững những trường hợp bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam. Mọi thông tin về bắt và tạm giữ, tạm giam cần được thông báo kịp thời trong ngày cho lãnh đạo Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án để xem xét và xử lý những vấn đề phát sinh.

Các cơ quan Tòa án, Kiểm sát và CQĐT thường xuyên trao đổi, cung cấp, thông báo cho nhau những thông tin, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ có liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Phối hợp kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo cấp dưới về nghiệp vụ nhằm phát hiện uốn nắn kịp thời những vi phạm và khắc phục những vi phạm, tội phạm xảy ra trong quá trình áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam và quản lý nhà tạm giữ, tạm giam.

Phối hợp với nhau tập huấn cho cán bộ của mình những quy định của pháp luật có liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam nhằm giúp cho cán bộ của các cơ quan này nắm vững những quy định của pháp luật, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác bắt, tạm giữ, tạm giam. Đồng thời qua tập huấn để rút kinh nghiệm về những trường hợp sai phạm trong công tác bắt, giam, giữ, tìm ra trách nhiệm của mỗi bên để từ đó rút kinh nghiệm cho cơng tác về sau nhằm nâng cao cơng tác đấu tranh phịng chống vi phạm và tội phạm, đảm bảo cho pháp luật về bắt, tạm giữ, tạm giam và quản lý nhà tạm giữ, tạm giam được chấp hành nghiêm chỉnh.

Ngoài ra, cũng cần phải có quy chế phối hợp giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan tiến hành tố tụng về việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật; đấu tranh phòng, chống tội phạm; giám sát các

hoạt động tư pháp, tham gia các hoạt động tố tụng hình sự và tuyển chọn các chức danh pháp lý như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền là một trong những yếu tố nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w