Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng phải trên cơ sở nguyên tắc pháp chế

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 90 - 91)

- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6

3.1.2. Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng phải trên cơ sở nguyên tắc pháp chế

cơ quan tiến hành tố tụng phải trên cơ sở nguyên tắc pháp chế

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ thực hiện pháp luật nghiêm minh, thống nhất và tự giác của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, cán bộ công chức nhà nước và mọi công dân. Đảm bảo nguyên tắc pháp chế là quan điểm cần được quán triệt sâu sắc trong quá trình tổ chức và hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nói chung, hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng; nó xuyên suốt trong cả hoạt động xây dựng pháp luật đến thực thi các hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam.

Nguyên tắc pháp chế yêu cầu: Các quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam phải phù hợp với Hiến pháp, phải được các chủ thể áp dụng pháp luật tuân thủ, chấp hành tự giác, thường xuyên, nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vi cả nước. Khi các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam phải bảo đảm có căn cứ, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, đúng thời hạn, đúng trình tự thủ tục tố tụng. Mọi vi phạm pháp luật phải bị xử lý kịp thời. Quán triệt quan

điểm này, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam, đồng thời tạo ra cơ chế thực thi các quy định của pháp luật, cũng như xử lý được các hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w