- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6
3.2.3. Tăng cường giám sát hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự tránh
bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự tránh oan, sai
Những năm gần đây bắt, tạm giữ, tạm giam là những vấn đề thu hút được sự chú ý của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân. Việc bắt người tùy tiện, bắt oan người khơng có tội, tạm giữ, tạm giam người khơng có lệnh... đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để việc áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đòi hỏi phải tăng cường sự giám sát của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng nhân vào hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể như:
- Tăng cường công tác kiểm sát của VKSND đối với việc bắt, tạm giữ và tạm giam. Theo pháp luật quy định VKSND có quyền trực tiếp kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam thường kỳ hoặc bất thường, từ đó địi hỏi Viện kiểm sát cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và phải có kế hoạch cụ thể để thường kỳ và bất thường áp dụng quyền hạn này, đồng thời cần tạo lập quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa Viện kiểm sát với cơ quan có thẩm quyền bắt, tạm giữ, tạm giam để bảo đảm mỗi khi có việc bắt, tạm giữ, tạm giam thì đều có hoạt động kiểm sát. Đối với những trường hợp vi phạm, cần
xác định rõ trách nhiệm của những người có liên quan để xử lý nghiêm minh, nhằm nâng cao trách nhiệm của những người có liên quan.
- Đẩy mạnh hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau như: thơng qua việc nghe báo cáo, thẩm tra và cho ý kiến về báo cáo công tác tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân đối với VKSND, TAND; thông qua chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó cần chú trọng hoạt động chất vấn của các đại biểu dân cử là hình thức ln mang lại hiệu quả lớn, bởi vì thơng qua chất vấn và trả lời chất vấn, những hạn chế, tồn tại trong hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam được công khai đến các tầng lớp nhân dân. Sức ép từ phía dư luận xã hội về những sai phạm, tồn tại trong việc ADPL biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng, buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải đổi mới cơ chế, chính sách và phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác của mình.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với việc ADPL bắt, tạm
giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời có cơ chế khuyến khích nhân dân, các cơ quan báo chí, truyền hình tích cực, chủ động nắm bắt thông tin vi phạm pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của các cơ quan tiến hành tố tụng để kiến nghị xử lý, bảo đảm các quyền cơ bản của công dân không bị xâm phạm.