Khi áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng các qui định của Hiến pháp, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình sự và các ngành luật khác có liên quan như dân sự, tài chính, ngân hàng, đất đai, hành chính nhằm đảm bảo việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Do vậy, các qui định của pháp luật có liên quan đến các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi các qui định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đầy đủ, phù hợp, thống nhất, cụ thể, rõ ràng thì việc hiểu, thực hiện, áp dụng các qui định của pháp luật về biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thống nhất, chính xác. Ngược lại, nếu các quy định của pháp luật liên quan đến biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam không đầy đủ, cụ thể hoặc mâu thuẫn, chồng chéo sẽ tất yếu gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng, ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động này. Nói cách khác, chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan.
Mức độ hồn thiện của hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nhưng tựu trung có thể tập trung ở 4 tiêu chuẩn cơ bản là: tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và kỹ thuật xây dựng văn bản.
Tính tồn diện của hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động áp
dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự địi hỏi mọi hoạt động tố tụng đều phải được điều chỉnh bằng pháp luật, khơng có hoạt động tố tụng nào nằm ngồi
sự điều chỉnh của pháp luật, nếu có hoạt động tố tụng nào đó nằm ngồi sự điều chỉnh của pháp luật sẽ rất dễ dẫn đến tuỳ tiện, khơng hoặc khó kiểm sốt. Sự tồn diện của hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng không những thể hiện ở sự đầy đủ của các nhóm văn bản nêu trên mà còn thể hiện ở sự đầy đủ của từng văn bản, thậm chí là từng quy định của pháp luật.
Tính đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của
người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng đòi hỏi hệ thống các văn bản pháp luật này thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau. Sự đồng bộ này được thể hiện ở sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật liên quan và sự thống nhất ở ngay trong từng văn bản pháp luật, từng quy định của pháp luật, tạo nên sự lơgíc, nhất qn trong việc điều chỉnh các hoạt động áp dụng pháp luật BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam.
Tính phù hợp của hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của
người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đòi hỏi hệ thống các văn bản pháp luật này phù hợp với trình độ phát triển của xã hội mà cụ thể ở đây là điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tố tụng (liên quan đến hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam), ý thức pháp luật của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng quá trình điều tra, truy tố, xét xử; trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Đây là một địi hỏi quan trọng đối với hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam nói riêng, bởi vì, hệ thống này dù có tồn diện, đầy đủ, thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo nhưng lại khơng phù hợp thì cũng chỉ là duy ý chí, khơng thể thực hiện và không thể điều chỉnh được quan hệ xã hội.
Kỹ thuật xây dựng văn bản (kỹ thuật lập pháp) cũng ảnh hưởng quan
trọng đến khả năng điều chỉnh của hệ thống văn bản pháp luật trên thực tế, tức là sự hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật. Một văn bản pháp luật dù có tồn diện, đồng bộ, phù hợp đến mấy nhưng kỹ thuật xây dựng kém, khơng cụ thể, khơng rõ ràng, khó hiểu, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau sẽ dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng và như vậy, chắc chắn không thể coi là một hệ thống văn bản pháp luật hồn chỉnh. Vì vậy, dù chỉ là yếu tố mang tính kỹ thuật nhưng kỹ thuật xây dựng văn bản cũng là một yếu tố quan trọng xác định tính hồn thiện của hệ thống văn bản pháp luật nói chung, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng.
Dựa trên tính chất của hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng, có thể chia hệ thống các văn bản này thành những nhóm cơ bản sau đây:
- Các văn bản pháp luật liên quan tới chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của CQĐT, VKSND, TAND như: Hiến pháp, Luật Tổ chức VKSND, Luật Tổ chức TAND, Pháp lệnh tổ chức điều tra, Pháp lệnh kiểm sát viên VKSND, Quy chế nghiệp vụ…
- Các văn bản pháp luật về tố tụng hình sự: BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các văn bản pháp luật về nội dung: BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật về dân sự, kinh doanh, thương mại, đất đai, lao động, môi trường và các văn bản về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác.
Sự hoàn thiện của tất cả những văn bản pháp luật có liên quan đều ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của
người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các văn bản đó khơng giống nhau mà phụ thuộc vào tính chất, mức độ, tần suất áp dụng của văn bản đó trong q trình áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng.
Tóm lại, chất lượng áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng phụ thuộc rất lớn vào sự hoàn thiện của các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng pháp luật biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. Vì vậy, để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng, một trong những cơng việc quan trọng là phải hồn thiện hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động này, bảo đảm cho hệ thống các văn bản này đầy đủ, thống nhất, cụ thể, rõ ràng.