- Khởi tố áp dụng BPNC khác 50 78 93 104 120 Trả tự do không xử lý6
2.3.1. Nguyên nhân phát sinh từ công tác xây dựng pháp luật
BLTTHS năm 2003 mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng hệ thống quy phạm pháp luật về BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam vẫn chưa được đầy đủ, hoàn chỉnh nên trong thực tiễn áp dụng thấy, các qui định về bắt, tạm giữ, tạm giam trong BLTTHS cịn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập, một số điều luật cách hiểu và vận dụng còn chưa được thống nhất, việc áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa được đồng bộ, cụ thể như:
Về các quy định của pháp luật trong việc bắt người:
- Điều 80 BLTTHS năm 2003 qui định về biện pháp bắt bị can, bị cáo
để tạm giam, trong điều luật này không quy định căn cứ (trường hợp) nào thì được bắt bị can, bị cáo để tạm giam nên dẫn đến nhiều trường hợp, việc bắt để tạm giam chưa được xem xét chặt chẽ về căn cứ, nên còn việc lạm dụng việc bắt của các cơ quan tiến hành tố tụng, vì vậy cần quy định thêm căn cứ bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
Điều luật với tên gọi bắt bị can, bị cáo để tạm giam, nên đã dẫn đến cách hiểu bắt người là một biện pháp ngăn chặn để thực hiện lệnh tạm giam, theo chúng tôi cách hiểu như vậy là không đúng, bởi lẽ nếu coi bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặn để thực hiện lệnh tạm giam thì việc cưỡng chế bị can, bị cáo thực hiện lệnh tạm giam dựa trên căn cứ pháp lý nào? vì vậy cần xác định tên gọi của điều luật này là bắt tạm giam bị can, bị cáo.
Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định khung hình phạt cao nhất dưới 2 năm tù thì khơng thể bắt để tạm giam, nhưng đối với các trường hợp bị can, bị cáo khơng có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú nhưng lại cách xa CQĐT hoặc có tiền án, tiền sự, là đối tượng lưu manh chuyên nghiệp có biểu hiện trốn, đối tượng bị bắt truy nã cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử , nên quy định bắt tạm giam.
Khoản 3 Điều 80 BLTTHS quy định không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại các Điều 81 và Điều 82 của bộ luật này. Theo chúng tôi
quy định như vậy là chưa chính xác, khơng thống nhất vì điều luật đã quy định rõ các trường hợp được bắt vào ban đêm, chỉ duy nhất bắt bị can, bị cáo không được bắt vào ban đêm. Vì vậy điều luật nên quy định: Khơng được bắt bị can, bị cáo vào ban đêm cho ngắn gọn.
- Cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can để tạm giam, Viện kiểm sát đã phê chuẩn, nhưng CQĐT chưa kịp bắt thì bị can đến CQĐT đầu thú, trong trường hợp này CQĐT lập biên bản đầu thú sau đó ra lệnh tạm giam hay vẫn tiến hành lệnh bắt bị can để tạm giam mà Viện kiểm sát đã phê chuẩn? Vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau chưa thống nhất. Có quan điểm cho rằng lệnh bắt bị can để tạm giam mà Viện kiểm sát đã ký phê chuẩn thì mặc dù bị can đến đầu thú, CQĐT vẫn thực hiện lệnh bắt và lập biên bản bắt, bởi vì có căn cứ bị can trốn gây khó khăn cho điều tra nên mới bắt. Quan điểm thứ hai lại cho rằng khi bị can đã ra đầu thú thì khơng cần thực hiện lệnh bắt mà chỉ lập biên bản đầu thú rồi ra lệnh tạm giam mới để Viện kiểm sát phê chuẩn. Vấn đề này, thực tế chưa có một cơ quan nào hướng dẫn giải thích, nên cịn nhiều tranh cãi, khơng thống nhất trong các cơ quan tiến hành tố tụng, nên chăng hướng dẫn theo quan điểm thứ nhất là phù hợp.
- Cơ quan ra lệnh truy nã bắt được người bị truy nã ở một tỉnh khác. Khi đưa người đó về địa phương ra quyết định truy nã mất 2 ngày thì lệnh tạm giữ, lệnh tạm giam tính từ ngày nào, ngày bị bắt hay ngày về đến địa phương ra quyết định truy nã. Nếu tính từ ngày bắt được thì khi đưa vào trại tạm giam họ khơng đồng ý, vì bị can nhập vào trại ngày nào tính từ ngày đó. Nếu tính từ ngày về đến địa phương ra quyết định truy nã thì bị can bị thiệt 2 ngày. Thực tế chưa có một cơ quan nào hướng dẫn giải thích về vấn đề này, nên cịn có tranh cãi, nên hướng dẫn tính từ ngày bắt được là phù hợp.
- Điểm d khoản 1 Điều 80 BLTTHS 2003 quy định Thủ trưởng, Phó
phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Điều luật này không quy định thời hạn Viện kiểm sát xem xét phê chuẩn là bao lâu. Theo chúng tôi, để khắc phục hạn chế này điều luật nên quy định thời hạn phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam của Viện kiểm sát.
- Khoản 4 Điều 81 BLTTHS 2003 quy định: Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Quy định này là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của lệnh bắt, lệnh bắt chỉ có giá trị thực sự sau khi đã được phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát khơng phê chuẩn thì người bị bắt được trả tự do. Việc báo ngay cho Viện kiểm sát luật không quy định chậm nhất là bao nhiêu hoặc trong hạn bao nhiêu giờ phải báo. Vấn đề này liên quan đến Điều 83 BLTTHS quy định: Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang CQĐT phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt. Nếu Cơ quan điều tra để 12 giờ hay hết 24 giờ mới báo cho Viện kiểm sát đề nghị phê chuẩn thì sẽ dẫn đến việc tạm giữ người sau 24 giờ chưa có quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát. Theo chúng tôi, để khắc phục hạn chế này điều luật cần quy định thời hạn thông báo và gửi tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp cho Viện kiểm sát.
Về các quy định của pháp luật trong việc tạm giữ:
- Theo qui định của Điều 86 BLTTHS, biện pháp tạm giữ “có thể” đ- ược áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang. Điều luật qui định việc tạm giữ là tuỳ nghi, do những người có thẩm quyền xem xét và quyết định (chứ khơng qui định trong trường hợp nào thì bắt buộc phải tạm giữ); điều luật cũng không qui định căn cứ nào thì có thể
tạm giữ. Trong khi đó, Điều 86 cũng qui định nếu Viện kiểm sát nhận thấy khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết thì ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ. Trên thực tế, người tiến hành tố tụng hiểu rằng trường hợp cần tạm giữ là những trường hợp người bị bắt chưa đủ cơ sở để khởi tố bị can, cần một thời gian để xác minh thêm căn cứ khởi tố, do vậy phải tạm giữ để xem xét. Khi kiểm sát việc tạm giữ, Viện kiểm sát cũng chủ yếu xem xét yếu tố “tính cần thiết” của việc tạm giữ chứ khơng có cơ sở để xem xét “căn cứ” tạm giữ, nên dẫn đến việc lạm dụng trong tạm giữ người của các Cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy cần qui định căn cứ tạm giữ trong BLTTHS.
- Theo qui định của BLTTHS, một trong những đối tượng có thể tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp. Sau khi bắt khẩn cấp, cơ quan đã ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay bằng văn bản và gửi tài liệu có liên quan về việc bắt khẩn cấp cho Viện kiểm sát; trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được thông báo và tài liệu liên quan, Viện kiểm sát phải có trách nhiệm xem xét và quyết định có phê chuẩn việc bắt khẩn cấp hay không. Vấn đề đặt ra là nếu cơ quan và người có thẩm quyền thấy cần phải tạm giữ người bị bắt khẩn cấp thì có phải chờ sự phê chuẩn việc bắt khẩn cấp của Viện kiểm sát hay không? Vấn đề này không được qui định trong BLTTHS, dẫn đến nhận thức và áp dụng trong thực tiễn cũng khác nhau. Vì vậy cần có hướng dẫn theo hướng: trong thời gian chờ phê chuẩn không được ra quyết định tạm giữ, bởi vì Viện kiểm sát chưa phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp nên chưa xác định được việc bắt khẩn cấp đó của CQĐT có căn cứ hay khơng, trường hợp khơng có căn cứ thì CQĐT phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
- Theo qui định tại Điều 87 BLTTHS, thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Quy định này khơng hợp lý, vì: Điều 81 BLTTHS qui định, trong 3 nhóm người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp thì chỉ có một nhóm là Cơ quan điều tra, cịn lại hai
nhóm là người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Vấn đề đặt ra là nếu hai nhóm sau (khơng phải CQĐT) ra lệnh bắt khẩn cấp, đồng thời có quyền ra lệnh tạm giữ, vậy thời gian mà các cơ quan này tạm giữ chưa được tính vào thời hạn tạm giữ theo BLTTHS, mà chỉ đến khi các cơ quan này chuyển người bị bắt cho Cơ quan điều tra thì mới bắt đầu tính thời hạn tạm giữ, như vậy là thiệt cho người bị tạm giữ. Nên cần được hướng dẫn theo hướng có lợi cho người bị tạm giữ.
+ Khoản 1 Điều 86 BLTTHS quy định, tạm giữ có thể được áp dụng đối với người phạm tội tự thú, đầu thú. Điều 87 BLTTHS quy định thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Như chúng ta đã biết, người phạm tội tự thú, đầu thú không phải là người bị bắt, mà họ tự nguyện trình diện khai báo về hành vi phạm tội của mình. Vậy thời hạn tạm giữ đối với họ tính từ thời điểm nào? Điều này chưa được pháp luật quy định nên cần có hướng dẫn cụ thể.
- Theo quy định của pháp luật, tất cả các trường hợp cơ quan điều tra gia hạn tạm giữ lần 1, lần 2 đều phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp. Nhưng khi huỷ quyết định tạm giữ và huỷ quyết định gia hạn tạm giữ thì cịn chưa thống nhất về việc huỷ quyết định nào? Quyết định tạm giữ ban đầu hay quyết định gia hạn tạm giữ lần một, lần hai.
Ví dụ: Nguyễn Văn A bị bắt ngày 5/5/2008 và tạm giữ từ 14h ngày 5/5/2008 đến ngày 8/5/2008, cơ quan điều tra tiếp tục gia hạn tạm giữ lần một từ 14h ngày 8/5/2008 đến 14h ngày 11/5/2008 có phê chuẩn của Viện kiểm sát. Ngày 11/5/2008 Viện kiểm sát huỷ quyết định tạm giữ ngày 5/5/2008 hay quyết định gia hạn tạm giữ lần một ngày 8/5/2008. Theo quan điểm của chúng tơi thì phải huỷ quyết định gia hạn tạm giữ lần một ngày 5/5/2008 mới phù hợp.
- Mẫu lệnh, quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát chưa thống nhất, như: Quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần một có 2 mẫu, một mẫu căn cứ Điều 36, 87 cịn mẫu kia căn cứ Điều 36, 87, 112 BLTTHS. Hiện nay các đơn vị vẫn thực hiện cả hai loại mẫu này.
Về các quy định của pháp luật trong việc tạm giam:
- Điều 88 BLTTHS quy định chỉ được tạm giam đối với bị can, bị cáo
phạm tội mà BLHS quy định khung hình phạt cao nhất từ trên 2 năm tù. Song trong thực tiễn có rất nhiều vụ án mà bị can, bị cáo phạm tội có mức án từ 2 năm tù trở xuống như: phạm tội làm nhục người khác theo khoản 1 Điều 121; tội bắt giữ người trái pháp luật khoản 1 Điều 123; tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 của Bộ luật hình sự. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị can, bị cáo tại ngoại gây rất nhiều khó khăn, cản trở cho các cơ quan tố tụng, thậm chí còn bỏ trốn phải ra lệnh truy nã, khi bắt được theo lệnh truy nã thì cũng khơng thể tạm giam được, từ đó gây rất nhiều khó khăn, tốn kém cho các cơ quan tố tụng. Do vậy, mặc dù những trường hợp phạm tội có khung hình phạt từ 2 năm tù trở xuống, sau khi đã bị Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc cho bảo lĩnh mà bỏ trốn, Cơ quan điều tra phải ra lệnh truy nã thì cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam.
Lệnh tạm giam bị can là văn bản tố tụng hình sự rất quan trọng, do vậy cần phải được quy định chặt chẽ cả về hình thức và nội dung của lệnh tạm giam trong điều luật.
- Tại khoản 1 Điều 120 BLTTHS quy định thời hạn tạm giam khơng q 2 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là bằng và phù hợp với thời hạn điều tra đối với các tội phạm tương ứng, do vậy đã tạo thuận lợi, khơng ảnh hưởng gì tới cơng tác điều tra. Tuy nhiên việc quy định thời hạn tạm giam tại khoản 2 Điều 120 BLTTHS, trong
đó quy định gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng; gia hạn tạm giam lần thứ nhất và lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng đều ít hơn thời hạn gia hạn điều tra vụ án tương ứng từ 1 đến 2 tháng, gây khó khăn cho q trình điều tra. Do vậy cần thiết phải quy định thời hạn gia hạn tạm giam bằng với thời hạn gia hạn điều tra đối với các lần và các tội phạm tương ứng.
- Khoản 2 Điều 303 BLTTHS quy định, đối với bị can phạm tội có độ
tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (là lứa tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm theo qui định tại Điều12 BLHS), nếu phạm các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vơ ý thì khơng thể bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam. Trong thực tế, có nhiều trường hợp người phạm tội thuộc lứa tuổi nêu trên, lại khơng có nơi cư trú rõ ràng nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không thể bắt, tạm giữ, tạm giam đối với họ. Do vậy đã gây ra khơng ít khó khăn trong việc điều tra, thu thập chứng cứ.
- Khoản 6 Điều 120 BLTTHS năm 2003 quy định: Khi đang tạm giam thì việc huỷ bỏ, thay thế biện pháp tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát các cấp. Nhưng khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Như vậy, thẩm quyền này thuộc về Cơ quan điều tra. Nhưng tại khoản 2 Điều 94 BLTTHS năm 2003 quy định: Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế phải do Viện kiểm sát quyết định. Như vậy, việc quy định thẩm quyền của Cơ quan điều tra tại khoản 6 Điều 120 là mâu thuẫn với quy định tại khoản 2 Điều 94. Cần phải sửa đổi khoản 6 Điều 120 theo hướng giao cho Viện kiểm sát hủy bỏ