Hoạt động xét xử

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 81)

Hoạt động xét xử theo TTRG được qui định tại điều 324 BLTTHS. Theo đó thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án như thủ tục chung, nhưng thời hạn xét xử sơ thẩm là 14 ngày, trong đó thời hạn chuẩn bị xét xử là 7 ngày, thời hạn mở phiên tịa là 7 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Qua nghiên cứu điều luật thấy có một số tồn tại, vướng mắc:

a-Việc hỗn phiên tồ trong hoạt động xét xử: Trong TTRG khơng qui định việc hỗn phiên tịa, do vậy trong trường hợp nếu có lý do phải hỗn

phiên tịa thì theo ngun tắc vụ án phải được giải quyết theo qui định tại điều 194 BLTTHS(thủ tục chung) về thời hạn hỗn phiên tồ. Nhưng nếu hỗn phiên tịa thì thời hạn xét xử theo TTRG từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ có 7 ngày, do vậy sẽ khơng đảm bảo trong thời hạn đó. Vậy trong trường hợp này thì cần phải giải quyết như thế nào. Có ý kiến cho rằng nếu có lý do để hỗn phiên tịa thì vụ án khơng cịn tính đơn giản nữa, vì vậy phải trả hồ sơ cho VKS để hủy bỏ quyết định áp dụng TTRG. Tuy nhiên những lí do phải hỗn phiên tịa khơng phải là căn cứ để trả hồ sơ cho VKS theo qui định tại điều 179(Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung) BLTTHS. Cịn nếu hỗn phiên tịa thì hỗn trong thời gian là bao lâu, vì thời hạn mở phiên tồ chỉ có 7 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và điều luật cũng không qui định được gia hạn thời hạn xét xử. Đây cũng là vướng mắc mà ch- ưa có hướng dẫn giải quyết.

b- Việc giao quyết định đưa vụ án ra xét xử: Khoản 2 điều 324 qui định trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử thì Tịa án phải mở phiên tịa xét xử vụ án. Tuy nhiên điều luật không qui định thời hạn giao quyết định đ- ưa vụ án xét xử cho bị cáo. Nếu theo thủ tục chung qui định tại điều 182 BLTTHS thì Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa. Và như vậy theo tinh thần của khoản 2 điều 324 thì việc giao Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG chỉ cần trước khi mở phiên tịa thì cũng khơng sai. Tuy nhiên nếu giao quyết định sát với ngày xét xử như vậy thì khơng đủ thời gian cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo và người bào chữa chuẩn bị cho việc bào chữa, do đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo.

c- Về trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tịa:

Việc xét xử sơ thẩm vụ án theo TTRG được tiến hành theo thủ tục chung. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, đối với vụ án rút gọn thì nội dung rất đơn giản, rõ ràng. Trong thủ tục xét hỏi tại phiên tịa, khi thẩm phán chủ tọa phiên tịa

thẩm vấn thì bị cáo thường nhận tội ngay. Nếu Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên tiếp tục thẩm vấn thì sẽ dẫn đến việc xét hỏi lặp lại những vấn đề Thẩm phán đã xét hỏi, dẫn đến việc kéo dài phiên tịa khơng cần thiết. Trong thủ tục tranh luận tại phiên tịa Kiểm sát viên cũng khơng nhất thiết phải trình bày một bản luận tội một cách bài bản, đầy đủ như những vụ án thong thường khác. Việc tranh luận giữa Kiểm sát viên và người bào chữa, bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác cũng là khơng cần thiết vì vụ án đơn giản, rõ ràng, khơng có nội dung mâu thuẫn để tranh luận, do vậy dẫn đến kéo dài thời gian xét xử không cần thiết.

d- Đối với bản án: Cũng như quyết định đề nghị truy tố và quyết định truy tố chỉ cần nêu ngắn gọn vì vụ án đơn giản, rõ ràng, do vậy bản án cũng cũng không cần quá chi tiết về hành vi phạm tội của các bị cáo. Tuy nhiên nội dung bản án cũng phải thể hiện rõ được nội dung của vụ án, chứng cứ buộc tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, vai trị của từng bị cáo..

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w