Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và kiểm tra của các cơ quan tố tụng cấp trên đố

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 119 - 121)

b- Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.

3.3.3. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và kiểm tra của các cơ quan tố tụng cấp trên đố

hành và kiểm tra của các cơ quan tố tụng cấp trên đối với các cơ quan tố tụng cấp dưới, của các cơ quan tố tụng trung ương đối với các cơ quan tố tụng địa phương

Đối với bất kỳ cơ quan, đơn vị nào, để hoạt động của nó đạt hiệu quả như mong muốn, thì cơng tác quản lý, chỉ đạo điều hành ln có vai trị rất quan trọng. Đặc biệt, đối với các cơ quan tố tụng được tổ chức và hoạt động chặt chẽ, chỉ đạo chuyên môn theo ngành dọc, nên công tác quản lý, chỉ đạo điều hành càng có vai trị và ý nghĩa quyết định. Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong các cơ quan tố tụng cần quán triệt và thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là: Mỗi ngành cần phải quán triệt đến từng cấp, từng cán bộ, nhất

là cán bộ có chức danh tư pháp nhận thức sâu sắc nguyên tắc tổ chức và hoạt động của mỗi ngành theo đúng quy định của Pháp lệnh điều tra năm 2004, Luật Tổ chức VKSND năm 2002, Luật Tổ chức TAND năm 2002.

Hai là: Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tố

tụng, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo để tránh tình trạng chuyên quyền, độc đoán của những người này. Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định thành lập Uỷ ban Kiểm sát tại VKSND tối cao và Uỷ ban kiểm sát VKSND cấp tỉnh; Luật tổ chức TAND quy định thành lập Hội đồng Thẩm phán tại TAND tối cao và Uỷ ban Thẩm phán tại TAND cấp tỉnh để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của VKS và của Tòa án, luật TTHS qui định nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và quyết định theo đa số, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử...

Ba là: Về nội dung và phương thức quản lý, chỉ đạo điều hành:

- Quản lý, chỉ đạo điều hành của những người đứng đầu các cơ quan tố tụng thể hiện: Phải có sự phân cơng, phân nhiệm cho từng bộ phận công tác và cho từng cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán một cách hợp lý nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của họ, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận công tác. Đồng thời, phải nắm được đầy đủ, sâu sát và toàn diện từng vấn đề, từng nội dung công việc, nhất là những vấn đề quan trọng, phức tạp để chỉ đạo kịp thời.

- Hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan tố tụng cấp trên đối với cơ quan tố tụng cấp dưới được thực hiện thông qua việc xây dựng, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, kế hoạch, chương trình cơng tác hàng năm; thơng qua việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quản lý cơng tác trong mỗi ngành. Khắc phục tình trạng cấp dưới khơng báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, khơng kịp thời, vì như thế, các cơ quan tố tụng cấp trên sẽ không nắm được công việc để chỉ đạo xử lý. Công tác kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ phải được làm thường xuyên và liên tục. Thông qua công tác kiểm tra để nắm chất lượng hoạt động thực tế trong hoạt động nghiệp vụ của từng đơn vị, kịp thời phát hiện những sai phạm, thiếu sót để uốn nắn, rút kinh nghiệm. Đồng thời, khắc phục tình trạng, một số đơn vị do chạy theo thành tích mà báo cáo không đầy đủ kết quả công tác, đặc biệt là về những thiếu sót, tồn tại của đơn vị.

Thông qua công tác thống kê báo cáo và công tác kiểm tra nghiệp vụ, cơ quan tố tụng cấp trên cần có thơng báo rút kinh nghiệm kịp thời để uốn nắn, sữa chữa, khắc phục vi phạm.

Ngoài ra, cần phải tổ chức họp giao ban định kỳ giữa lãnh đạo các cơ quan tố tụng cấp trên với lãnh đạo các cơ quan tố tụng cấp dưới, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để kiểm điểm về những việc đã làm được và những việc chưa làm được, triển khai kế hoạch cơng tác của tồn ngành trong từng thời

kỳ cụ thể. Đây cũng là dịp phát huy sức mạnh của tập thể trong việc thảo luận bàn biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác giải quyết các vụ án hình sự trong mỗi ngành.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w