RÚT GỌN Ở TỈNH VĨNH PHÚC TỪ 01/7/2004 ĐẾN 31/12/2009
2.3.1. Kết quả giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn ởtỉnh Vĩnh Phúc từ 01/7/2004 đến 31/12/ 2009 tỉnh Vĩnh Phúc từ 01/7/2004 đến 31/12/ 2009
BLTTHS năm 2003 có hiệu lực từ 01/7/2004. Qua hơn năm năm thực hiên, từ 01/7/2004 đến 31/12/2009 tổng số án thụ lý điều tra trên địa bàn là 4.848 vụ với 6.461 bị can, trong đó số lượng án được giải quyết theo TTRG là 71 vụ với 92 bị can chiếm 1,46%. Cụ thể hàng năm như sau:
Sáu tháng đầu năm 2004 khơng có vụ nào; năm 2005 có 1 vụ/ 1 bị can; năm 2006 có 6 vụ / 6 bị can; năm 2007 có 16 vụ/18 bị can; năm 2008 có 24 vụ / 26 bị can; năm 2009 có 24 vụ / 41 bị can [39].
Việc giải quyết các vụ án theo TTRG không phải là thủ tục tố tụng bắt buộc, do vậy những năm đầu thực hiện BLTTHS năm 2003, ở Vĩnh Phúc khơng giải quyết hoặc giải quyết rất ít các vụ án theo TTRG. Thấy được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giải quyết các vụ án theo TTRG trong đấu tranh phòng chống tội phạm, từ năm 2007 lãnh đạo VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đã quán triệt sâu sắc sự cần thiết và chỉ đạo cần phải áp dụng triệt để TTRG đối với những vụ án có đủ điều kiện, đã đưa vào kế hoạch công tác hàng năm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, coi đây là một chỉ tiêu thi đua đối với từng đơn vị. Từ đó số lượng và tỷ lệ án giải quyết theo TTRG hàng năm dần được tăng lên. Sáu tháng đầu năm 2004 khơng có vụ nào, năm 2005 có 0,13%, năm 2006 có 0,66%, năm 2007 có 1,4%; năm 2008 có 2,5%; năm 2009 có 3,04% số vụ án được các cơ quan tố tụng giải quyết theo TTRG, đây là một tỷ lệ giải quyết tương đối cao, qua đó đã giúp cho các cơ quan tố tụng giải quyết một số vụ án hìng sự ít nghiêm trọng, quả tang, chứng cứ rõ ràng một cách nhanh chóng, góp phần hạn chế được tình trạnh án tồn đọng, kéo dài, giảm bớt số người bị tạm giữ, tạm giam ở các nhà tạm giữ, tạm giam của cơ quan Công an [39].
- Về cơ cấu tội phạm đã được giải quyết theo TTRG: Mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 có tới 148 điều luật qui định tội ít nghiêm trọng và ở Vĩnh Phúc tội phạm đã thực hiện có ở…. điều luật có qui định tội phạm ít nghiêm trọng, nhưng số tội phạm giải quyết theo TTRG không đồng đều mà chỉ tập trung ở một số tội phạm nhất định. Theo thống kê của VKSND tỉnh Vĩnh Phúc, từ 01/7/2004 đến 31/12/2009 có 71 vụ = 92 bị can giải quyết theo TTRG thì tội trộm cắp tài sản có 46 vụ = 65%; tội đánh bạc có 12 vụ= 17%; tội chống người thi hành cơng vụ có 5 vụ=7%; tội sử dụng trái phép chất ma túy có 3 vụ = 4%; tơi gây rối trật tự công cộng 2 vụ =3%; tội hủy hoại tài sản 2 vụ =3%; tội giả mạo chức vụ 1 vụ =1,5% [39].
Một lý do để giải thích trong cơ cấu các tội phạm được giải quyết theo TTRG chủ yếu chỉ đối với các tội trộm cắp, đánh bạc, chống người thi hành
cơng vụ như trên, qua nghiên cứu, có một thực tế là các đối tượng phạm các tội naydễ bị bắt quả tang; bị can thường thành khẩn khai nhận rõ hành vi phạm tội của mình; hành vi phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, tài sản trong các vụ trộm cắp chủ yếu là xe đạp, xe mô tô, tiền mặt, điện thoại di động… có giá trị tài sản khơng lớn; trong các vụ đánh bạc, tài sản dùng để đánh bạc chủ yếu là tiền mặt, do vậy thiệt hại và hậu quả trong các tội này cũng dễ xác định, dễ thỏa mãn được điều kiện ADTTRG theo qui định của điều 319 BLTTHS năm 2003.
Một số tội ít nghiêm trọng khác như tội cố ý gây thương tích, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản v.v. xảy ra nhiều, nhưng khó có thể áp dụng thủ tục này vì khơng thể thỏa mãn các điều kiện để ADTTRG vì những tội như lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản rất ít trường hợp có thể bị bắt quả tang, những tội như cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác thì cần phải có thời gian chữa trị vết thương và chờ giám định thương tật thì mới có thể giải quyết được vụ án.
- Về chất lượng quyết định ADTTRG: Trong số 71 vụ án VKS ra quyết định ADTTRG thì chỉ có 1 vụ phải hủy quyết định ADTTRG do yếu tố khách quan đó là bị can tại ngoại, bỏ trốn khỏi địa phương. Khơng có vụ án nào phải hồn trả hồ sơ để điều tra bổ sung, khơng có vụ nào phải đình chỉ, tạm đình chỉ vì thiếu chứng cứ hoặc vi phạm thủ tục tố tụng. Như vậy có thể khẳng định rằng chất lượng quyết định ADTTRG của VKS ở Vĩnh Phúc trong những năm qua đảm bảo đạt chất lượng rất cao.
- Việc đề nghị và quyết định ADTTRG: Trong số 71 vụ án VKS ra quyết định ADTTRG thì có 47 vụ chiếm 66% có đề xuất của cơ quan điều tra, 21 vụ án chiếm 34% do VKS nghiên cứu và tự quyết định. Tuy nhiên trên thực tế hầu hết các vụ án, qua quá trình kiểm sát tạm giữ, quá trình phân loại xử lý, quá trình nghiên cứu hồ sơ phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, VKS thấy vụ án có đủ điều kiện giải quyết theo TTRG nên đã trực tiếp trao đổi, tác động
với CQĐT để cơ quan này có văn bản đề nghị VKS ra quyết định ADTTRG. Nhìn chung, nếu khơng có sự chủ động của VKS thì hầu hết các CQĐT đều khơng quan tâm đến việc ADTTRG trong thực tiễn [39].
- Về nhân thân các bị can, bị cáo: Trong số 92 bị can, bị cáo ADTTRG, có 36 bị can có tiền án, tiền sự, chiếm 39%, trong đó có 10 bị can có tiền sự, chiếm 11%; 26 bị can có tiền án chiếm 28%, trong đó có 8 bị can có từ 2 tiền án trở lên, chiếm 8,5%; có 56 bị can khơng có tiền án, tiền sự = 61% [39].
Nhìn chung số bị can có tiền án, tiền sự chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong đó có một số lớn có tiền án, tiền sự là tình tiết để định tội như trong các vụ án phạm tội trộm cắp tài sản, đánh bạc.
-Về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các bị can, bị cáo: Trong số 92 bị can, bi cáo ADTTRG thì có 84 bị can bị áp dụng biện pháp tạm giữ chiếm 91,5%; có 59 bị can bị áp dụng biện pháp tạm giam, chiếm 64%; có 33 bị can bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, chiếm 26%. Nhìn chung số bị can đã bị áp dụng biện pháp tạm giữ và tạm giam tương đối cao, trong đó có những đối tượng có nhân thân xấu như có tiền án, tiền sự, nghiện hút ma túy, đối tượng khơng có nơ cư trú nhất định.., song cũng có cả những đối tượng có nhân thân tốt, có nơi cư trú nhất định, thành khẩn khai báo, có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng các cơ quan tố tụng vẫn áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam. Qua khảo sát thấy rằng tâm lý của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán muốn áp dụng biện pháp ngăn chặn để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử vì thời hạn trong TTRG rất ngắn, nếu để các đối tượng ở bên ngồi thì sẽ gây khó khăn cho q trình giải quyết vụ án, và hơn nữa khi bị can, bị cáo bỏ trốn thì vụ án sẽ bị tạm đình chỉ và VKS lại phải ra quyết định hủy bỏ quyết định ADTTRG, như vậy sẽ có rất nhiều thủ tục phiền hà, và mục tiêu giải quyết vụ án theo TTRG không đạt được.
Về mức án áp dụng đối với các bị cáo ADTTRG: Trong số 91 bị cáo đã được xét xử theo TTRG thì có 47 bị cáo bị xử án tù giam, chiếm 52%; 39 bị
cáo bị xử phạt án tù nhưng cho hưởng án treo, chiếm 43%; 5 bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ và phạt tiền, chiếm 5% [39]. Qua nghiên cứu, nhìn chung các bản án xét xử đúng người, đúng tội, mức án áp dụng đối với các bị cáo phù hợp với mức độ và tình chất của hành vi phạm tội cũng như nhân thân của các bị cáo, số bị cáo bị xử án tù giam đa phần là đã có tiền án, tiền sự; các đối tượng khởi xướng, rủ rê, lơi kéo. Tuy nhiên cũng có một số có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nơi cư trú nhất định, thành khẩn khai báo, hậu quả và mức độ của hành vi phạm tội khơng lớn, có đủ các điều kiện áp dụng điều 60 BLHS để cho bị cáo hưởng án treo hoặc các hình phạt khác nhẹ hơn nhưng vẫn bị xử phạt tù giam. Để lý giải cho nội dung này, qua nghiên cứu và khảo sát thấy rằng, tâm lý của HĐXX thấy các bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã bị tạm giam thì thường cũng áp dụng hình phạt tù giam đối với bị cáo trong quá trình xét xử mà khơng muốn áp dụng hình phạt khác.
Việc xét xử các vụ án theo TTRG ở Vĩnh Phúc trong những năm qua về cơ bản là thuận lợi. Trong số 71 vụ án đã giải quyết theo TTRG, khơng có vụ nào Tịa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Thời hạn, trình tự, thủ tục xét xử được đảm bảo theo luật định. Mức án về cơ bản là phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi phạm tội của bị cáo.
- Án có kháng cáo, kháng nghị và xét xử theo thủ tục phúc thẩm: Trong số 91 bị cáo đã xét xử, có 5 bị cáo có kháng cáo, chiếm 5,5%, khơng có vụ nào có kháng nghị. Nội dung kháng cáo chỉ là xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo. Kết quả xét xử phúc thẩm đối với 5 bị cáo: y án(tù giam): 2 bị cáo; giảm án (tù giam): 2 bị cáo; cải từ án tù giam sang án tù nhưng cho hưởng án treo: 1 bị cáo.
- Án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm: Khơng có vụ nào bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm
Với những kết quả trên đã thể trình độ, năng lực của Điều tra viên, Kiểm sát viên, và Thẩm phán của các cơ quan tố tụng ở tỉnh Vĩnh Phúc trong
quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án theo TTRG nói riêng đã được nâng cao, đồng thời cũng thể hiện việc qui định TTRG trong TTHS là rất đúng đắn, mặc dù có sự rút ngắn về thời gian nhưng việc giải quyết vẫn đảm bảo về chất lượng, hiệu quả. Thể hiện sự phối hợp tốt giữa CQĐT, VKS và TA nói chung và giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán từ khi có tin báo tội phạm đến khi khởi tố, điều tra, truy tố cho đến khi Tịa án giải quyết xong vụ án nói riêng.