Hoạt động truy tố

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 79)

a-Về văn bản tố tụng: Hiện nay VKSND Tối cao đã có mẫu hướng dẫn viết Quyết định truy tố, nội dung mẫu hướng dẫn là phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Quyết định truy tố được các địa phương thực hiện không thống nhất. Đa số các địa phương đã thực hiện đúng theo mẫu hướng dẫn của VKSTC, nhưng cũng có nơi phần nội dung của Quyết định truy tố lại viết đầy đủ, chi tiết như nội dung của một bản cáo trạng, như vậy lại không phù hợp với mục đích của TTRG là giản lược về thủ tục tố tụng để rút ngắn thời gian; có nơi lại nêu quá ngắn gọn, đến mức đọc Quyết định truy tố mà không thấy được hành vi phạm tội của bị can.

b- Về thời hạn truy tố: VKS là cơ quan có thẩm quyền quyết định ADTTRG và thực hiện công tác kiểm sát điều tra đối với vụ án, nên về cơ bản nội dung vụ án đã được Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ. Do vậy khi hồ sơ được chuyển sang VKS thì hầu hết đều có thể ra quyết định truy tố được ngay. Tuy nhiên trong thời hạn bốn ngày của giai đoạn truy tố, nếu bị can tại ngoại, để đảm bảo thời gian giao Quyết định truy tố cho bị can thì Kiểm sát viên phải có giấy triệu tập bị can trước cả khi có quyết định truy tố. Hơn nữa nếu khơng triệu tập được bị can thì vụ án lại bị tạm đình chỉ, VKS phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định ADTTRG, do đó sẽ sinh ra nhiều thủ tục phiều phức. Từ đó tâm lý của các cơ quan tố tụng chỉ muốn áp dụng biện tạm giam đối với bị can, bị cáo, mặc dù có thể áp dụng được các biện pháp ngăn chặn khác.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w