Bảo đảm việc giải quyết các vụ án hình sự phải trên cơ sở nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 85 - 86)

nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Đây là nguyên tắc pháp lí cơ bản nhất trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân được qui định ở điều 12 của Hiến pháp năm 1992.

Trong TTHS nói chung và trong việc giải quyết các vụ án hình sự theo TTRG nói riêng, nguyên tắc này bảo đảm cho cuộc đấu tranh chống tội phạm được kiên quyết, triệt để, kịp thời, bảo đảm giáo dục kẻ phạm tội, đồng thời ngăn chặn việc làm oan người vô tội và ngăn ngừa, hạn chế việc xâm hại những quyền dân chủ của công dân một cách trái pháp luật. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được biểu hiện cụ thể trong TTHS như sau.

+ Các văn bản pháp luật về TTHS phải phù hợp với Hiến pháp và luật TTHS, là sự cụ thể hoá các qui định của Hiến pháp và luật TTHS.

+ CQĐT, VKS, Tòa án, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phải nghiêm chỉnh tuân thủ những qui định của BLTTHS.

+ Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế cũng như biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh chống tội phạm nhất thiết phải theo đúng qui định của luật pháp, đảm bảo cưỡng chế chỉ áp dụng đối với kẻ phạm tội.

+ Tất cả các quyết định của CQĐT, VKS, Tòa án đều dựa trên cơ sở của LHS và luật TTHS.

+ Giải quyết các vụ án hình sự theo TTRG phải tuân thủ đúng những qui định về TTRG trong chương 34 của BLTTHS và những qui định khác của BLTTHS không trái với những qui định về TTRG.

Quán triệt nguyên tắc này, cần phải nhanh chóng và tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về TTHS nói chung, chế định về TTRG nói riêng một cách khoa học, đồng bộ, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản, đồng thời phù hợp với đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn đề ra.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w