Nhóm giải pháp về kiện tồn tổ chức, nâng cao ý thức chính trị, đạo đức và trình độ năng lực chun mơn của đội ngũ Điều tra viên,

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 112 - 119)

b- Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.

3.2.2. Nhóm giải pháp về kiện tồn tổ chức, nâng cao ý thức chính trị, đạo đức và trình độ năng lực chun mơn của đội ngũ Điều tra viên,

trị, đạo đức và trình độ năng lực chun mơn của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

a- Kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan tố tụng.

Để việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung, và các vụ án hình sự theo TTRG nói riêng đạt chất lượng và hiệu quả, việc kiện tồn tổ chức bộ máy có vai trị hết sức quan trọng, bởi nói đến cơng tác tổ chức, suy cho cùng là nói đến con người, những chủ thể có trách nhiệm trực tiếp giải quyết các vụ án. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi cơng

việc, cơng việc có thành cơng hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Công tác tổ chức cán bộ của các cơ quan tố tụng trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự. Song bên cạnh đó, cũng cịn nhiều tồn tại, yếu kém như: Công tác tổ chức và bộ máy chậm được kiện toàn và đổi mới;

việc sắp xếp cán bộ có lúc, có nơi chưa hợp lý, vì vậy chưa phát huy được hết năng lực, sở trường của từng cán bộ trong các cơ quan tố tụng; công tác tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chưa đồng bộ, thiếu chuyên sâu; công tác quy hoạch, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ tại nhiều địa phương làm chưa được thường xuyên, liên tục và chưa thực sự khoa học, nên nhiều cán bộ sau khi được đề bạt, bổ nhiệm không đáp ứng được yêu cầu do trình độ năng lực, nhất là năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành về chun mơn, nghiệp vụ cịn yếu.

Để khắc phục những yếu kém, tồn tại về công tác tổ chức bộ máy, trong thời gian tới, các cơ quan tố tụng cần thực hiện những công việc sau:

Một là: Các cơ quan tố tụng cần sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của

mỗi ngành theo đúng tinh thần Pháp lệnh điều tra hình sự năm 2004; Luật Tổ chức VKSND năm 2002, Luật Tổ chức TAND năm 2002, đặc biệt là theo yêu cầu tăng thẩm quyền cho cấp huyện theo BLTTHS năm 2003. Trước mắt, tập trung chỉ đạo các cơ quan tố tụng cấp tỉnh tiếp tục rà sốt, kiện tồn tổ chức và bộ máy làm việc của các đơn vị cấp huyện, đảm bảo đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Cần nhanh chóng nghiên cứu thực hiện xây dựng tổ chức bộ máy, cả về tổ chức Đảng, cả về chính quyền của các cơ quan tố tụng các cấp cho phù hợp với mơ hình tổ chức của hệ thống Tịa án đã được xác định theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo mơ hình này, Tịa án được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tịa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tịa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tịa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là mơ hình có nhiều điểm ưu việt, vừa đảm bảo tinh gọn về

đầu mối, vừa phân bố lượng công việc phù hợp giữa các đơn vị cấp huyện. Bởi lẽ, trên thực tế, nhiều đơn vị cấp huyện có số lượng án thụ lý giải quyết hàng năm rất lớn; trong khi đó, một số đơn vị lại rất ít. Mặt khác, tổ chức và hoạt động theo mơ hình “tồ án khu vực” sẽ đảm bảo tăng cường tính độc lập của các cơ quan tư pháp, hạn chế tối đa sự can thiệp của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương vào hoạt động của các cơ quan tư pháp;

Hai là: Các cơ quan tố tụng cần rà soát, xác định rõ nhu cầu về biên

chế và cơ cấu Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán của từng địa phương. Nhu cầu về biên chế phải được xác định trên cơ sở khối lượng công việc và các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của từng địa phương. Trên cơ sở đó, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ bổ sung biên chế cho ngành và phân bổ biên chế cho các địa phương, đơn vị phù hợp;

Ba là: Q trình kiện tồn tổ chức bộ máy phải qn triệt tinh thần các

chỉ thị, nghị quyết của Đảng về vấn đề này, đặc biệt là nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về “Một số

nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn đảng”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban

chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy

mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”; Nghị quyết hội nghị lần thứ

bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về “Một số vấn đề về tổ

chức bộ máy của hệ thống chính trị”. Đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cải

cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị; Pháp lệnh điều tra hình sự năm 2004; Luật tổ chức VKSND năm 2002; Luật tổ chức TAND năm 2002 và BLTTHS năm 2003.

Từng đơn vị trong các cơ quan tố tụng phải xác định rõ yêu cầu và mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành đảm bảo đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng; thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ để sắp xếp, bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát

huy hết năng lực, sở trường của từng cán bộ, nhất là đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, và Thẩm phán.

Công tác quy hoạch cán bộ phải được làm thường xuyên và liên tục nhằm tạo nguồn cán bộ cho việc thực hiện nhiệm vụ trước mắt cũng như về lâu dài, đảm bảo tính liên tục, kế thừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt, chắp vá. Vì vậy, phải hết sức coi trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, lãnh đạo chủ chốt, lực lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trẻ, có năng lực. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ cho từng chức danh, lấy tiêu chuẩn này làm cơ sở để quản lý, đào tạo và thực hiện chính sách cán bộ. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được làm một cách khách quan, toàn diện cả về mặt chính trị, phẩm chất đạo đức, chun mơn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn. Xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể để xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung đào tạo cho sát hợp và có hiệu quả. Mở rộng các hình thức và loại hình đào tạo, thường xuyên nghiên cứu, đổi mới các hình thức đào tạo; chú ý kết hợp giữa đào tạo theo quy hoạch, kế hoạch với khuyến khích cán bộ tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Trong thời gian trước mắt, cần ưu tiên đào tạo nâng cấp từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng lên trình độ Cử nhân, Đại học theo chuyên ngành của mỗi cơ quan tố tụng cho đội ngũ cán bộ đã có trình độ Trung cấp, Cao đẳng. Đồng thời, cần xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ vào ngành theo hướng chú trọng cả về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực chun mơn nghiệp vụ; có chính sách khuyến khích, ưu tiên tuyển dụng đối với những sinh viên được đào tạo cơ bản, có học lực khá, giỏi trở lên. Cùng với đó, cần chú ý phát hiện những cán bộ có năng lực triển vọng tốt đưa đi học tập cử nhân chính trị và học tập, nghiên cứu chuyên sâu (thạc sĩ, tiến sĩ) để đào tạo họ trở thành những chuyên gia đầu ngành. Tuy nhiên về nội dung này cũng cần chú ý tránh cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu chuyên sâu một cách tràn lan, gây tồn kém về thời gian và tiền của của Nhà nước.

Cơ quan tố tụng các cấp cần tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ, kịp thời phát hiện những cán bộ, nhất là những cán bộ có chức danh pháp lý có biểu hiện tiêu cực, vi phạm kỷ luật nghiệp vụ để uốn nắn và xứ lý kịp thời nhằm làm trong sạch bộ máy.

b- Nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ các cơ quan tố tụng:

Do tính đặc thù hoạt động của các cơ quan tố tụng phải thường xuyên đối mặt với những tiêu cực của xã hội, hàng ngày phải tiếp xúc với đủ các loại vi phạm, tội phạm và những chủ thể đã thực hiện các vi phạm đó. Đây là mơi trường rất dễ làm cho con người bị chùn bước và sa ngã nếu khơng có lập trường chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, tuy phần lớn cán bộ của các cơ quan tố tụng có lập trường chính trị vững vàng, kiên định và có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm trong sáng, hết lịng hết sức phục vụ nhân dân. Song cũng còn một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất, bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất, vi phạm kỷ luật nghiệp vụ, vi phạm pháp luật phải bị xử lý, một số bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là thực trạng đáng buồn của các cơ quan tố tụng, những cơ quan có vai trị trụ cột trong đấu tranh phịng chống tội phạm, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng để lọt người, lọt tội hoặc làm oan người vô tội, vi phạm các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tố tụng.

Bởi vậy, bên cạnh việc xử lý nghiêm minh, kịp thời các cán bộ vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu tranh phịng chống tội pham, cơng tác giáo dục nâng cao ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi các cơ quan tố tụng phải quan tâm làm thường xuyên và liên tục. Nâng cao ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nhất là đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cán bộ có định hướng đúng đắn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ cũng như trong giải quyết các vấn đề cụ

thể. Đồng thời giúp cán bộ vận dụng pháp luật đúng đắn, có lý, có tình và khơng xa rời thực tiễn; giúp cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, ln chủ động với công việc được giao, không bị sa ngã trước những khó khăn và cám dỗ vật chất, xứng đáng là những chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

c- Nâng cao trình độ, năng lực chun mơn của đội ngũ cán bộ của các cơ quan tố tụng.

Những hạn chế, tồn tại trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan tố tụng do nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân rất cơ bản là do trình độ năng lực chun mơn của một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhất là cán bộ có chức danh pháp lý cịn nhiều hạn chế. Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị nhận định: “Cơng tác cán bộ tư pháp

chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ năng lực nghiệp vụ…”. Thực tế này cho

thấy, nâng cao trình độ năng lực chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ các cơ quan tố tụng là việc làm có ý nghĩa quyết định nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc giải quyết các vụ án hình sự.

Để đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án hình sự đạt chất lượng và hiệu quả cao, các cơ quan tố tụng cần phải kiện toàn và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ; thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tổng kết kinh nghiệm để nhân ra diện rộng; tổ chức nghiên cứu khoa học, xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ, mở rộng các hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Trong thời gian tới, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các cơ quan tố tụng cần phải được chú ý theo các hướng sau:

Thứ nhất, bồi dưỡng, giáo dục để mỗi cán bộ nhận thức sâu sắc và

thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành. Nhận thức đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành sẽ giúp cán bộ xác định rõ vị trí, vai trị của mỗi ngành trong mối quan hệ với các cơ quan tố tụng khác và

trong bộ máy nhà nước, giúp cho mỗi Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán phát huy được tính độc lập của mình, chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời, xứ lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, không để lọt người, lọt tội, không làm oan người vô tội. Nếu không nhận thức đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ sẽ không làm hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, dẫn đến làm sai luật, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội. Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vì thế khơng đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân;

Thứ hai, mỗi cán bộ các cơ quan tư pháp phải có kiến thức pháp lý sâu

rộng, đặc biệt là pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Bởi lẽ, hoạt động của các cơ quan tư pháp chính là hoạt động áp dụng pháp luật. Vì thế, để áp dụng đúng đắn pháp luật, trước hết phải có kiến thức pháp luật. Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ngành luật được áp dụng chủ yếu là pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Đối với pháp luật hình sự, nắm vững các quy định của BLHS, đặc biệt là về các yếu tố cấu thành tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, về các căn cứ quyết định hình phạt và đường lối xử lý đối với từng tội phạm cụ thể… sẽ giúp cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán định tội danh chính xác và vận dụng pháp luật để xử lý vụ án nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật.

Đối với pháp luật tố tụng hình sự, nắm vững các quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn có liên quan sẽ giúp cán bộ giải quyết vụ án đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, đảm bảo các quyền công dân trong tố tụng hình sự;

Thứ ba, để đảm bảo việc giải quyết các vụ án hình sự đạt hiệu quả

mong muốn, còn đòi hỏi cán bộ các cơ quan tố tụng phải có kiến thức sâu rộng về các chuyên ngành khác, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, đất đai, xây dựng. Đồng thời, địi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm và vốn

sống phong phú, nhạy bén, linh hoạt trong việc nắm bắt và xử lý các tình huống phát sinh. Đặc biệt, phải có tư duy và khả năng suy luận, tranh luận tốt với những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w