a- Về thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án.
Điều 318 BLTTHS quy định: “TTRG đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm được áp dụng theo quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của bộ luật này không trái với những quy định của chương này” [39]. Theo quy định tại các điều từ 319, đến 322 BLTTHS về TTRG thì những quy định cụ thể thuộc hoạt động điều tra theo TTRG chỉ gồm có quy định điều kiện ADTTRG, quyết định ADTTRG, thời hạn điều tra, thời hạn tạm giữ, tạm giam theo TTRG và khi kết thúc điều tra CQĐT không phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định đề nghị truy tố. Còn các hoạt động khác đều theo thủ tục chung như một vụ án thơng thường, đó là việc CQĐT vẫn phải ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giữ, tạm giam hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn, có cơng văn đề nghị VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn tạm giam v.v.. Điều tra viên phải xác minh lí lịch bị can, lấy trích lục tiền án, tiền sự, xác minh việc thi hành án hình sự, dân sự, định giá tài sản. Đặc biệt là vẫn phải lấy lời khai của bị can, người làm chứng, người bị hại trước và sau khi khởi tố bị can. Ngồi ra cịn
phải bổ sung thêm một số hoạt động và các tài liệu khác so với thủ tục thơng thường đó là: Công văn đề nghị ADTTRG của CQĐT và quyết định ADTTRG của VKS; biên bản giao các quyết định đó cho bị can, người đại diện hợp pháp; giải quyết khiếu nại về việc ADTTRG(nếu có). Do vậy sự giản lược so với thủ tục thông thường không được nhiều. Trong phạm vi hạn hẹp của thời hạn điều tra theo TTRG thì Điều tra viên sẽ phải rất khẩn trương, trong khi đó trong q trình giải quyết vụ án, Điều tra viên vẫn khải làm nhiều các vụ án khác nữa, do vậy sẽ rất ngại điều tra các vụ án theo TTRG. Đây chính là một trong những nguyên nhân án giải quyết theo TTRG chưa nhiều.
b- Về văn bản tố tụng:
+Văn bản đề nghị ADTTRG của CQĐT: Có nơi CQĐT làm cơng văn đề nghị ADTTRG riêng, có nơi đưa nội dung đề nghị ADTTRG vào công văn đề nghị VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, có nơi CQĐT làm cơng văn dưới dạng kính gửi VKS và ghi trích yếu nội dung cơng văn, có nơi CQĐT ban hành cơng văn có tên gọi là “Đề nghị áp dụng thủ tục rút gọn”.
+ Đối với quyết định đề nghị truy tố của CQĐT: Hiện nay Bộ Cơng an đã có mẫu thống nhất trong tồn quốc về quyết định đề nghị truy tố. Tuy nhiên chưa có văn bản hướng dẫn một cách chi tiết. Do vậy quá trình thực hiện, mỗi nơi có một cách hiểu và thực hiện khơng thống nhất. Có nơi CQĐT ban hành quyết định đề nghị truy tố như một bản kết luận điều tra, mà chỉ khác tên gọi, như vậy không đảm bảo yêu cầu, mục đích của TTRG là giản lược về thủ tục. Có nơi CQĐT lại ban hành quyết định đề nghị truy tố chỉ có phần lý lịch bị can, tội danh đề nghị truy tố mà khơng nêu tóm tắt nội dung của hành vi phạm tội, như vậy lại là giản lược quá đáng không phản ánh được nội dung pháp lý quan trọng của quyết định đề nghị truy tố của CQĐT. Về tên gọi của quyết định đề nghị truy tố cũng không thống nhất, có nơi ghi là “Quyết định đề nghị truy tố”, có nơi lại ghi là “Quyết định chuyển vụ án đề
c- Việc đảm bảo quyền bào chữa và các quyền lợi khác của bị của bị can, bị cáo trong TTRG: Trong những năm qua trong quá trình giải quyết các vụ án theo TTRG, việc quyết định ADTTRG cũng như trong tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án theo TTRG ở Vĩnh Phúc về cơ bản là chính xác và đảm bảo có căn cứ, khơng có vụ nào bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ có khiếu nại. Tuy nhiên trong thực tế thì bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị họ không hiểu nhiều về TTRG. BLTTHS hiện nay cũng không quy định người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm giải thích cho bị can, bị cáo, hoặc người đại diện hợp pháp của họ về TTRG, mà chỉ quy định họ được giao quyết định ADTTRG. Do giới hạn về thời gian giải quyết vụ án trong các giai đoạn tố tụng trong TTRG nên việc thực hiện các quyền của bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ, nhất là quyền bào chữa không được chủ động, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can, bị cáo.
d- Về thời hạn điều tra và thời hạn tạm giữ, tạm giam:
Theo quy định tại khoản 1 điều 312 BLTTHS thời hạn điều tra theo TTRG là 12 ngày; Theo quy định tại khoản 1 điều 323 thời hạn truy tố là 4 ngày; Theo quy định tại khoản 3 điều 323 thời hạn tạm giam để điều tra và truy tố khơng q 16 ngày. Như vậy có thể hiểu là thời hạn tạm giam để điều tra không quá 12 ngày và thời hạn tạm giam để truy tố là không quá 4 ngày. Những vụ án mà bị can đã bị tạm giữ, về nguyên tắc thì thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam, mà đa phần những vụ án bị can đã bị tạm giữ thì phải đến ngày thứ ba mới có thể khởi tố vụ án và bị can. Như vậy thời gian tạm giam kể từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can thực tế chỉ cịn 9 ngày. Thời gian điều tra theo đó cũng phải phụ thuộc vào thời hạn tạm giam nên trên thực tế cũng chỉ còn 9 ngày. Việc qui định với thời hạn tạm giam và thời hạn điều tra như vậy là quá ngắn, gây khó khăn rất nhiều cho CQĐT. Và đây cũng là một lí do CQĐT khơng muốn giải quyết vụ án theo TTRG.
e- Về thủ tục tạm giam: Cũng theo quy định tại khoản 1 điều 321 thì thời hạn điều tra vụ án theo thủ tục rút gọn là 12 ngày và theo khoản 1 điều 323 BLTTHS thì thời hạn truy tố của vụ án theo thủ tục rút gọn là 04 ngày. Như vậy thời hạn để điều tra và truy tố theo thủ tục rút gọn là 16 ngày. Theo qui định tại khoản 3 điều 322 BLTTHS thời hạn tạm giam cho cả giai đoạn điều tra, truy tố cũng là 16 ngày. Tuy nhiên BLTTHS không tách thời hạn tạm giam riêng cho từng giai điều tra và truy tố. Từ quy định này nên đã có sự nhận thức khoản 3 điều 322 về tạm giam theo hai quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng để đảm bảo việc rút ngắn thời gian, đơn giản hoá các thủ tục tố tụng trong các vụ án rút gọn, do vậy khoản 3 điều 322 BLTTHS qui đinh thời hạn tạm giam chung cho cả hai giai đoạn điều tra và truy tố. Trong quá trình điều tra cơ quan điều tra có quyền ra lệnh và đề nghị VKS phê chuẩn lệnh tạm giam chung cho cả giai đoạn điều tra và truy tố tối đa là 16 ngày, khi kết thúc điều tra, hồ sơ chuyển sang giai đoạn truy tố thì VKS có thể tiếp tục duy trì lệnh tạm giam bị can của cơ quan điều tra mà không phải ra lệnh tạm giam mới đối với bị can nữa. Quan điểm thứ hai cho rằng khoản 3 điều 322 BLTTHS qui định thời hạn tạm giam chung cho cả giai đoạn điều tra và truy tố là 16 ngày. Theo qui định tại khoản 1 điều 321, thời hạn điều tra là 12 ngày và tại khoản 1 điều 323 thời hạn truy tố là 04 ngày. Vậy tương ứng với thời hạn điều tra thì thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra chỉ được tối đa 12 ngày và thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố tối đa 04 ngày. Do vậy trong giai đoạn điều tra CQĐT chỉ được ra lệnh tạm giam tối đa là 12 ngày, khi hồ sơ chuyển sang giai đoạn truy tố thì VKS sẽ ra lệnh tạm giam mới đối với bị can để truy tố, thời hạn tạm giam tối đa là 04 ngày.
Từ những nhận thức khác nhau như vậy nên trong thực tế việc thực hiện và áp dụng khoản 3 điều 322 cũng khác nhau, không thống nhất giữa các địa phương.