b- Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.
3.3.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt của các cơ quan tố tụng
quan tố tụng
Đây là yếu tố rất quan trọng, có tính quyết định, xun suất trong q trình thực hiện BLTTHS. Với sự lãnh đạo sâu sát của Đảng, đặc biệt là chủ trương đúng đắn về cải cách tư pháp mà Đảng đã và đang tập trung lãnh đạo thực hiện trong thời gian gần đây, đã làm cho chất lượng công tác của các cơ quan tư pháp đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ trong đấu tranh phịng, chống tội phạm. Nhận thức của các cấp uỷ Đảng và đảng viên cũng như của toàn xã hội đối với hoạt động, đối với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp ngày càng đầy đủ và hồn thiện hơn; nhiều chính sách, chế độ được đổi mới, tạo điều kiện cho các cơ quan tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Thực tế ở Vĩnh Phúc cho thấy, ở đâu, khi nào cấp ủy quan tâm thì ở đó, khi đó chất lượng giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan tố tụng được nâng lên; ở đâu, khi nào cấp ủy buông lỏng hoặc khơng quan tâm thì ở đó, khi đó chất lượng giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan tố tụng có nhiều tồn tại, thiếu sót. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng cần tập trung làm tốt những việc như sau.
- Tỉnh ủy và các cấp ủy địa phương cần nghiên cứu một cách sâu sắc, đưa vào trong các nghị quyết đại hội Đảng bộ của mình những nội dung liên
quan đến hoạt động xây dựng và hoàn thiện bộ máy các cơ quan tố tụng và hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm một cách chi tiết, thiết thực, sát với thực tiễn để làm cơ sở lãnh đạo đối với hoạt động của các cơ quan tố tụng. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo đối với công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm thơng qua hoạt động kiểm tra của Đảng, thông qua chỉ đạo sơ, tổng kết, đánh giá định kỳ, đột xuất đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tố tụng.
- Tăng cường lãnh đạo đối với công tác cán bộ, làm tốt công tác tuyển chọn, qui hoạch, đào tạo, rèn luyện, sử dụng và quản lý đối với đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của các cơ quan tố tụng.
- Tăng cường chỉ đạo, làm tốt công tác xây dựng Đảng, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, cơng tác kiểm tra Đảng, công tác quản lý đảng viên đối với các tổ chức Đảng trong các cơ quan tố tụng.
- Đảng lãnh đạo đối với các cơ quan tư pháp đảm bảo tồn diện, chặt chẽ cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ, đảm bảo hoạt động của các cơ quan tư pháp được thực hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong quá trình đó chú ý khắc phục tình trạng cấp uỷ Đảng buông lỏng lãnh đạo hoặc ngược lại can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan tư pháp và tình trạng các cơ quan tư pháp thốt ly sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng hoặc ngược lại các thiếu tính chủ động, sang tạo, ỷ lại vào cấp uỷ Đảng.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp làm việc giữa các tổ chức Đảng với các cơ quan tư pháp theo hướng, cấp uỷ định kỳ nghe báo cáo và cho ý kiến định hướng về công tác tư pháp. Xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân cấp uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư pháp.