Đảm bảo về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 29)

Đảm bảo về mặt tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự nói chung và giải quyết các vụ án hình sự theo TTRG nói riêng. Chất lượng giải quyết các vụ án hình sự suy cho cùng là do con người, mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp trong bộ máy các cơ quan tố tụng với khả năng chun mơn, trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức đảm bảo để giải quyết các vụ án hình sự. Ở CQĐT đó là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên; ở ngành Kiểm sát là Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và ở ngành Tịa án là Chánh án, Phó Chánh án, Hội thẩm nhân dân, Thư ký các cấp.

Hệ thống CQĐT hiện nay được tổ chức và hoạt động theo Pháp lệnh số 23/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 về tổ chức điều tra hình sự. Theo đó hệ thống Cơ quan điều tra hình sự gồm có:

- Trong Cơng an nhân dân có:

a, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh; Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện;

a, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh.

- Trong Quân đội nhân dân có:

a, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phịng; Cơ quan điều tra hình qn khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực;

a, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.

- Trong ngành kiểm sát nhân dân có

a, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; a, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Cơ quan điều tra có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và Điều tra viên. Cơ quan điều tra có nhiệm vụ tiến hành điều tra tất cả các tội phạm.

Ngồi ra cịn có các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Bộ đội biên phịng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân và Quân đội nhân dân. Hệ thống VKSND hiện nay được tổ chức và hoạt động theo Luât tổ chức VKSND năm 2002. Theo đó hệ thống VKSND gồm có VKSND tối cao; các VKSND cấp tỉnh; các VKSND cấp huyện và các VKS quân sự. Trong VKSND có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên. VKSND thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Hệ thống TAND hiện nay được tổ chức và hoạt động theo Luật tổ chức TAND năm 2002. Theo đó hệ thống TAND gồm có TAND tối cao; TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện và các TA quân sự. Trong TAND có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký. TAND thực hiện chức năng xét xử.

Thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004; Luật tổ chức VKSND năm 2002; Luật tổ chức TAND năm 2002, hệ thống các cơ quan tố tụng đã được kiện toàn một cách cơ bản và toàn diện cả về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế. Đối với CQĐT, đã có sự kiện tồn, thống nhất đầu mối giữa lực lượng trinh sát và tố tụng; VKS không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính kinh tế xã hội mà tập trung thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Qui định về việc bổ nhiệm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thời hạn năm năm với tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều so với Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989, Luật tổ chức VKSND và Luật tổ chức TAND năm 1992. Trong những năm qua, các cơ quan tố tụng đã đặc biệt chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, đề ra tiêu chuẩn và thủ tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán theo hướng

chú trọng cả năng lực chun mơn, trình độ chính trị và phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược, đang được các cơ quan tố tụng quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên và liên tục với những biện pháp và bước đi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó đã dần giải quyết được nhu cầu về cán bộ, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua. Đăc biệt, thực hiện BLTTHS năm 2003 về việc tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện, các cơ quan tố tụng đã có các biện pháp tăng cường, bổ sung lực lượng, nhất là đối với đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán của các cơ quan tố tụng tụng cấp huyện, nơi có trách nhiệm điều tra, truy tố, xét xử đối với toàn bộ các tội phạm ít nghiêm trọng, là đối tượng có thể quyết định để ADTTRG. Từ đó đã góp phần làm tăng khả năng và năng lực của các cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án theo TTRG nói riêng.

1.2.2.3. Tăng cường về sự phối hợp giữa các cơ quan tố tụng

Trong hoạt động TTHS, mỗi cơ quan tố tụng có chức năng, nhiệm vụ riêng, song hoạt động của các cơ quan trong TTHS có mối liên hệ chặt chẽ, tác động và bổ sung cho nhau, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra, bổ sung cho giai đoạn trước. Bởi vậy chất lượng giải quyết các vụ án hình sự chỉ có thể được nâng lên nếu chất lượng giải quyết các vụ án hình sự trong từng giai đoạn của mỗi cơ quan tư pháp được nâng lên. Do vậy trong quá trình tố tụng, các cơ quan tố tụng cần phải có mối quan hệ chặt chẽ, đồng bộ. Đối với quá trình giải quyết các vụ án hình sự theo TTRG giữa các cơ quan tố tụng cần phải phối hợp chặt chẽ ở các nội dung như sau:

+ Trong quá trình giải quyết các vụ án theo TTRG hiện nay, những qui định của TTRG trong BLTTHS nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, làm hạn chế khả năng áp dụng để giải quyết các vụ án theo TTRG. Do vậy Bộ công

an, VKSND tối cao, TANDTC cần tập trung nghiên cứu có văn bản liên ngành hướng dẫn thực hiện, về lâu dài cần nghiên cứu, thống nhất đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh với tội phạm trong tình hình mới.

+ Trong quá trình chỉ đạo điều hành về nghiệp vụ, các cơ quan tố tụng cấp trên cần có nghị quyết liên ngành hướng dẫn, thống nhất quán triệt đối với các cơ quan tố tụng cấp dưới phải tích cực xem xét giải quyết theo TTRG đối với các vụ án hình sự có đủ điều kiệm, cần phải coi đây là chỉ tiêu thi đua của mỗi ngành.

+ Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự các cơ quan tố tụng cấp huyện cần phải có sự phối hợp chặt chẽ kể từ khi có tin báo tội phạm. Khi có vụ án người phạm tội bị bắt quả tang, CQĐT phải thông báo kịp thời cho VKS để cùng nghiên cứu. Nếu thấy đã có đủ điều kiện ADTTRG thì đề nghị VKS ra quyết định ADTTRG ngay, vì nếu khơng giải quyết kịp thời thì vụ án sẽ quá hạn giải quyết theo TTRG. Thời hạn giải quyết vụ án trong tất cả các giai đoạn tố tụng rất ngắn, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được giao nhiệm vụ thụ lý vụ án cần phải phối hợp, thơng báo trước cho nhau về tình hình giải quyết vụ án để chuẩn bị cho giai đoạn sau như việc chuẩn bị lệnh tạm giam để truy tố, xét xử; chuẩn bị ra quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử...

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w