Sau khi cách mạng tháng tám thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33c/SL ngày 13/9/1945 thành lập Tòa án quân sự ở các địa phận khác nhau trong phạm vi cả nước nhằm bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng. Một đặc điểm cơ bản của Tòa án quân sự theo Sắc lệnh số 33c/SL là Tòa án được tổ chức theo một cấp xét xử.
Tiếp đến ngày 24/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 13/SL qui định về cách tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Theo sắc lệnh này Tòa án được tổ chức theo hai cấp xét xử gồm có Tịa án sơ cấp, Tòa án đệ nhị cấp và Tòa Thượng thẩm.
Ngày 17/4/1946 Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 51/SL, qui định về thẩm quyền của các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tịa án. Trong đó TTRG lần đầu tiên được qui định trong pháp luật TTHS. Một nội dung đáng chú ý của Sắc lệnh số 51/SL là qui định Tịa án sơ cấp có quyền Chung thẩm một số vụ án hình sự có tính chất vi cảnh, đó là:
“Những án phạt bạc từ 0đ50 đến 9đ00”; “Những án xử bồi thường từ 150đ trở xuống do nguyên cáo bị thiệt hại trong một vụ vi cảnh thỉnh cầu trong đơn khiếu, hay chậm nhất lúc việc vi cảnh đem ra phiên tịa xử…”.
Ngồi qui định về thủ tục xét xử Chung thẩm của Tịa án sơ cấp thì TTRG trong Sắc lệnh 51/SL cịn thể hiện qua những qui định cho phép giản lược một số thủ tục đối với một số vụ án tiểu hình nhất định thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp trong giai đoạn điều tra và truy tố:
+ Điều kiện để ADTTRG: Đó phải là vụ việc tiểu hình (là những việc
phạm pháp có thể bị phạt tù từ 6 ngày đến 5 năm, hay phạt bạc trên 9 đồng -Điều 10 SL 51/ SL); hồ sơ đã đầy đủ để truy tố; không cần phải giam cứu
hoặc là một vụ việc tiểu hình phạm pháp quả tang.
+ Nội dung rút ngắn được thể hiện trong việc qui định giản lược một số thủ tục trong giai đoạn điều tra và truy tố như: Khi thực hiện quyền công tố, trong trường hợp là một vụ tiểu hình, hồ sơ đã đầy đủ để truy tố, khơng
cần phải giam cứu thì “ơng Biện lý có thể cho trát gọi thẳng bị can ra xét
xử tại một phiên tịa tiểu hình gần nhất”; trong trường hợp là một vụ tiếu
hình phạm pháp quả tang thì “ơng Biện lý phải hỏi cung ngay bị can, và có
thể hạ trát tống giam rồi đưa bị can ra xét xử tại một phiên tòa gần nhất…” mà không phải làm khởi tố trạng (Quyết định khởi tố) và quyết tố
trạng (Cáo trạng).
Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết phải điều tra kỹ lưỡng hơn thì Biện lý có thể làm khởi tố trạng và chuyển hồ sơ cho Dự thẩm để điều tra tiếp.
Đối với những vụ án đại hình, vụ án có bị can là người vị thành niên, bị can có tiền án, tiền sự hoặc những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp phải điều tra kỹ lưỡng thì khơng được ADTTRG mà phải được giải quyết theo thủ tục chung, đó là phải làm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục chung.