Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 65)

Một là: Điều kiện để ADTTRG theo BLTTHS năm 2003 rất ngặt

nghèo. Thực tiễn cho thấy có thể ADTTRG đối với cả những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, nếu đáp ứng được những yêu cầu còn lại như phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng như theo qui định hiện hành. Hoặc thời điểm ra quyết định ADTTRG không nhất thiết phải ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng. Nhiều vụ án lúc đầu chưa đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG, nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chẳng hạn như trong thời gian ra hạn tạm giữ, giai đoạn điều tra, truy tố theo thủ tục thông thường mới xác định vụ án có đủ điều kiện để ADTTRG. Nếu qui định cho phép ADTTRG cả ở những thời điểm này thì sẽ giải quyết được thêm rất nhiều vụ án theo TTRG.

Hai là: Công tác giải thích, hướng dẫn pháp luật có nhiều bất cập.

BLTTHS năm 2003 được ban hành đền nay đã được hơn năm năm, những qui định trong TTRG cịn có nhiều vướng mắc song chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn kịp thời.

Ba là: Trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng,

nhất là của CQĐT còn chưa cao. Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán cịn ngại ADTTRG vì áp lực về tiến độ giải quyết vụ án theo thủ tục này. Nếu ADTTRG thì trong thời gian tạm giữ 3 ngày Điều tra viên phải xác minh nhân thân các đối tượng bị tạm giữ, củng cố hồ sơ để đảm bảo khởi tố vụ án và bị can được ngay. Nếu trong thủ tục thơng thường thì có thể ra hạn tạm giữ, thời gian tạm giữ tất cả có thể được tới 9 ngày. Thời hạn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cũng vậy.

Bốn là: TTRG không phải là thủ tục bắt buộc, nó cho phép các cơ quan

tố tụng tùy nghi áp dụng đối với những vụ án có đủ điều kiện. Do vậy khi có những khó khăn, vướng mắc như trên trong q trình tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thường ngại áp dụng thủ tục này.

Năm là: Những vụ án khi đã ADTTRG, để đảm bảo việc giải quyết vụ

án kịp thời, đúng thời hạn và tránh những phiền phức, khó khăn cho mình trong q trình điều tra, truy tố, xét xử nên những người tiến hành tố tụng thường áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo, mặc dù có những trường hợp khơng cần thiết phải áp dụng biện pháp này.

Sáu là: Trình độ, năng lực cán bộ của các cơ quan tố tụng cịn hạn chế.

Có những vụ án có thể ADTTRG nhưng việc củng cố hồ sơ ban đầu không chặt chẽ, nhất là việc lập biên bản phạm pháp quả tang không đầy đủ các nội dung, việc nhận thức các điều kiện ADTTRG không kịp thời, do vậy đã không ADTTRG kịp thời được đối với những vụ án đó.

Bảy là: Lãnh đạo các cơ quan tố tụng ở một số địa phương chưa nhận

thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ADTTRG nên trong công tác chỉ đạo, điều hành chưa quan tâm đúng mức đối với công tác này.

Thứ năm: Công tác phối hợp giữa các cơ quan tố tụng, đặc biệt là giữa

CQĐT và VKS một số địa phương cịn chưa thật tốt, nhất là trong q trình điều tra ban đầu để đề nghị ADTTRG.

2.4. NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾTCÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w