Qui định về hoạt động Truy tố theo thủ tục rút gọn

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

Hoạt động truy tố theo TTRG được qui định tại điều 323 BLTTHS: 1. Trong thời hạn bốn ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây.

a, Truy tố bị can ra trước Toà án bằng quyết định truy tố; b, Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c, Tạm đình chỉ vụ án; d, đình chỉ vụ án.

2. Trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 điều này, thì Viện kiểm sát phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung [39].

Thời hạn truy tố được quy định rất ngắn nhằm đảm bảo sớm đưa vụ án ra xét xử, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa tội phạm là phải kịp thời, nhanh chóng, kiên quyết và chính xác. Trong thời hạn 4 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKS phải hoàn thành việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và ra một trong những quyết định quy định tại khoản 1 điều 323 Bộ luật này đó là:

- Truy tố bị can trước Tòa án bằng quyết định truy tố: Đây là điểm khác biệt giữa TTRG và thủ tục thông thường. Trong thủ tục thông thường, VKS truy tố bị can ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng, còn trong TTRG việc truy tố được thực hiện bằng quyết định truy tố. Điều luật không quy định cơ cấu, nội dung quyết định truy tố phải bao gồm những phần, những vấn đề gì. Tuy nhiên, về nguyên tắc, quyết định truy tố với tư cách là một trong các hình thức thực hiện quyền cơng tố của VKS, do đó phải đảm bảo có căn cứ và hợp

pháp. Điều đó có nghĩa là quyết định truy tố vẫn phải đảm bảo nội dung và cơ cấu tương tự như bản cáo trạng thì mới tạo lập được căn cứ pháp lý cho Tòa án mở phiên tồ xét xử, bởi lẽ Tịa án sẽ chỉ quyết định đưa vụ án ra xét xử khi có bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố của VKS. Tại phiên toà, kiểm sát viên phải bảo vệ quyết định truy tố (trong thủ tục rút gọn) hoặc bản cáo trạng (trong thủ tục thông thường).

- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Việc ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải tuân thủ các quy định chung về trả hồ sơ để điều tra bổ sung qui định tại điều 168 BLTTHS. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì lý do gì và yêu cầu điều tra bổ sung về vấn đề gì cần phải ghi trong quyết định.

- Quyết định tạm đình chỉ vụ án: VKS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ qui định tại điểm g hoặc b khoản 2 điều 169 BLTTHS (Đình chỉ

hoặc tạm đình chỉ vụ án). Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ do bị can mắc

bệnh tâm thần qui định tại điểm a khoản 2 điều 169, VKS còn phải xem xét để quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trường hợp bị can trốn mà không biết rõ bị can ở đâu thì cùng với việc tạm đình chỉ vụ án, VKS cịn phải u cầu CQĐT truy nã bị can.

Trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tạm đình chỉ vụ án nói trên, VKS phải ra quyết định hủy bỏ quyết định ADTTRG và vụ án sẽ được giải quyết theo thủ tục chung. Lý do huỷ bỏ quyết định ADTTRG là đã có sự thay đổi các điều kiện áp dụng thủ tục này, mà trước hết là sự việc phạm tội khơng cịn đơn giản nữa và thời hạn tố tụng bị xáo trộn do hoạt động tố tụng để giải quyết vụ án sẽ phức tạp thêm, không thể đảm bảo giải quyết vụ án trong thời hạn theo TTRG.

- Quyết định đình chỉ vụ án: VKS ra quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ qui định tại khoản 2 điều 105 (Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút

yêu cầu trước ngày mở phiên tòa), điều 107 (Các căn cứ khơng được khởi tố vụ án hình sự) của BLTTHS; khi có căn cứ qui định tại điều 19 (Tự ý nửa

chừng chấm dứt tội phạm), điều 25 (Miễn trách nhiệm hình sự) và khoản 2

điều 69 (Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm

trọng, gây hại khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình, cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục) của Bộ luật hình sự 1999.

Theo tinh thần của khoản 4 điều 169 BLTTHS, quyết định đình chỉ vụ án trong TTRG của VKS cấp dưới cũng có thể bị Viện trưởng VKS cấp trên hủy bỏ nếu khơng có căn cứ và trái pháp luật. Trường hợp này nếu VKS cấp trên hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án và yêu cầu truy tố thì VKS cấp dưới phải làm quyết định truy tố.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w