Thời kỳ từ 1974 đến

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 37)

Những qui định về TTRG tại Thông tư 1080 ngày 25/9/1961 và Thông tư 1071 ngày 7/9/1965 của TANDTC được áp dụng trong một thời gian dài, đến năm 1974 được bổ sung và phát triển thêm một bước mới:

Ngày 28/5/1974 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thơng tư số 139/Ttg hướng dẫn một số vấn đề để xử lý kịp thời và nghiêm minh một số loại tội phạm mới phát sinh, khắc phục tình trạng kéo dài và ứ đọng các vụ án hình sự trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Thông tư số 139/Ttg ngày 28/5/1974 hướng dẫn:“Đối với những vụ án phạm tội quả tang không thuộc loại trọng

án, có đủ chứng cứ, bị can nhận tội…thì cơ quan cơng an lập biên bản đưa sang Viện kiểm sát nhân dân để quyết định chuyển thẳng ra Tòa án xét xử”.

Trên cơ sở đó TANDTC đã ban hành Thông tư số 10/TATC ngày 8/7/1974 qui định về thủ tục rút ngắn trong việc điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự ít nghiêm trọng, phạm pháp quả tang, chứng cứ đơn giản, rõ ràng. Những qui định về TTRG trong Thông tư số 10/TATC được qui định một cách chặt chẽ và có hệ thống hơn, giới hạn ADTTRG được mở rộng từ giai đoạn điều tra, các thủ tục tố tụng được giản lược nhiều hơn, điều kiện ADTTRG được thay đổi cho phù hợp với tình hình tội phạm giai đoạn này:

Về loại tội: TTRG được áp dụng đối với các tội ít nghiêm trọng, đây là các vụ án xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, làm ăn phi pháp, gây rối trật tự chung như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, đầu cơ tích trữ trái phép các loại vật tư, lương thực, hàng hóa do nhà nước quản lý, bn bán tem phiếu…Ngồi ra đối với một số vụ án hình sự ít nghiêm trọng thuộc các loại tội khác, nếu phạm pháp quả tang, đơn giản, rõ ràng, cũng có thể áp dụng thủ tục rút ngắn nhưng phải có sự trao đổi thống nhất trước giữa VKS và Tịa án cùng cấp.

Về tính chất: Là những việc có tính chất quả tang, sự việc phạm tội đơn giản, rõ ràng. Phạm pháp quả tang là trường hợp bị can bị bắt khi đang phạm tội hoặc ngay sau khi phạm tội hoặc bị các nhà chức trách hoặc nhân dân đuổi bắt. Tội phạm phải đơn giản, rõ ràng như: Vụ án khơng có những tình tiết phải mất thì giờ điều tra, xác minh; bị cáo đã nhận tội và trong vụ án chỉ có một hoặc hai bị cáo. Nếu là việc phạm pháp quả tang nhưng cần điều tra khai thác thêm hoặc là việc phạm pháp có tổ chức, có nhiều bị can tham gia, có liên quan đến nhiều cán bộ, nhiều ngành thì phải điều tra và truy tố theo thủ tục thơng thường.

Bị can phải có lý lịch, căn cước đã được xác minh rõ ràng để đảm bảo cho việc xem xét chính xác bị can, bị cáo đó có phải là đối tượng tái phạm hoặc lưu manh chun nghiệp, bị cáo có được hưởng án treo khơng, hoặc bị cáo có cần phải cấm lưu trú hoặc cư trú bắt buộc không. Nếu căn cước, lý lịch của bị can chưa được xác định chắc chắn thì khơng áp dụng thủ tục này.

Về hình phạt: Các tội này Tịa án có thể xử phạt bị cáo từ hai năm tù trở xuống. Nếu phải xử nặng hơn thì phải xử lý theo thủ tục thông thường.

Về thủ tục: Các biên bản phạm pháp quả tang đều phải chuyển về công an huyện, nếu đối tượng phạm pháp nhận tội và khơng khai gì khác thì cơng an huyện ghi tóm tắt lời nhận tội của y, nếu thấy vụ án thuộc loại có thể đưa ra xét xử ngay mà khơng cần cáo trạng thì cơng an huyện làm cơng văn chuyển tài liệu vụ án kèm theo một bản trích lục tiền án, tiền sự của bị cáo cho VKS cùng cấp.

Sau khi nhận được hồ sơ, nếu VKS nhất trí với cơ quan cơng an là vụ án thuộc loại đưa ra xét xử mà khơng phải làm cáo trạng thì VKS ra quyết định chuyển vụ án sang Tòa án để yêu cầu xét xử. Ngoài việc ghi rõ họ, tên, lý lịch, tội phạm của bị cáo, quyết định đó phải ghi rõ là vụ án thuộc loại phải đưa ra xét xử mà không cần cáo trạng (tức là áp dụng thủ tục rút ngắn).

TAND có thẩm quyền xét xử các vụ án áp dụng thủ tục rút ngắn là Tòa án cấp huyện. Tịa án có trách nhiệm kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ trước khi xét xử, nếu nhận thấy vụ án thuộc loại có thể đưa ra xét xử mà khơng cần cáo trạng thì làm ngay giấy triệu tập bị cáo, người bị hại, nhân chứng…ra một phiên tịa gần nhất nhưng khơng được để chậm quá một tuần lễ. Trình tự phiên tịa vẫn theo thủ tục thơng thường nhưng chỉ khác ở chỗ là khơng có việc đọc cáo trạng trước khi thẩm vấn.

Bản án có thể bị kháng cáo theo trình tự phúc thẩm và Tịa án phúc thẩm cũng phải xét xử nhanh chóng.

Tiếp theo ngày 17/8/1974 Bộ cơng an ban hành Chỉ thị số 954/CP hướng dẫn áp dụng thủ tục rút ngắn trong giai đoạn điều tra; VKSNDTC ban hành Thông tư số 01/TT ngày 28/2/1975 qui định về hoạt động kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút ngắn. Theo qui định của các văn bản trên, khi áp dụng thủ tục rút ngắn, cơ quan Công an không cần ra quyết định khởi tố, bản cáo trạng của VKS được thay bằng bản truy tố đơn giản. Thời gian giải quyết vụ án ở công an là ba ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, ở VKS là một ngày, ở Tòa án là ba ngày và chậm nhất không quá một tuần lễ (tức là 7 ngày).

Bên cạnh việc qui định TTRG trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử theo trình tự sơ thẩm tại Thông tư số 10/TATC, trong giai đoạn này tại Thông tư số 19/TATC ngày 12/10/1974 của TANDTC còn qui định về TTRG trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Theo đó TTRG trong giai đoạn xét xử phúc thẩm cho phép Tòa án lược bớt một số thủ tục tố tụng tại phiên toà phúc thẩm như: Bỏ qua giai đoạn thẩm vấn và tranh luận; phiên toà xét xử cơng khai nhưng khơng cần có mặt bị cáo và những người tham gia tố tụng khác; bị cáo được thơng báo có thể đến dự phiên tồ hoặc gửi đơn trình bày thêm về lý do kháng cáo. Thông tư 19/TATC cũng quy định về điều kiện áp dụng thủ tục xét xử phúc thẩm rút gọn đó là: Bị cáo phải nhận tội tại toà án cấp sơ thẩm, chỉ kháng cáo xin khoan hồng, giảm án; những người tham gia tố tụng khác không kháng cáo, VKS không

kháng nghị; vụ án đã rõ, chứng cứ đầy đủ; qua nghiên cứu hồ sơ, Hội đồng xử án nhất trí là bản án sơ thẩm hồn tồn đúng hoặc có thể giảm nhẹ hình phạt một phần, lý do giảm án cũng đã rõ rang; vụ án không thuộc loại quan trọng; khi xét xử sơ thẩm bị cáo có mặt; VKS cũng đồng ý là khơng cần gọi bị cáo.

Những quy định về TTRG ở giai đoạn này đã có những bước phát triển đáng kể trong việc quy định về giới hạn, phạm vi, điều kiện, trình tự ADTTRG, nội dung ngày càng cụ thể, chặt chẽ, hệ thống nhưng vẫn đảm bảo tính khái quát cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng thủ tục này một cách linh hoạt, hiệu quả, đặc biệt là các quy định về TTRG trong trình tự xét xử phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w