Biện pháp ngăn chặn trong thủ tục rút gọn

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 47)

a- Tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố theo TTRG: Được qui định tại điều 322 BLTTHS:

1. Căn cứ, thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được áp dụng theo quy định của Bộ luật này

2. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

3. Thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố không quá mười sáu ngày [39].

Căn cứ, thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được áp dụng theo thủ tục chung. Như vậy căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng, huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giữ được căn cứ vào điều 86 (tạm giữ), biện pháp tạm giam căn cứ vào điều 88 (tạm giam) và điều 94( huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn) của BLTTHS. Nhưng để phù hợp với đặc điểm của TTRG là có sự rút ngắn về thời gian, giản lược về thủ tục tố tụng, đồng thời hạn chế nguy cơ xâm phạm đến các quyền tự do cá nhân, nâng cao hiệu quả của thủ tục này, thời hạn tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố được quy định cụ thể:

- Về thời hạn tạm giữ: Không quá 3 ngày kể từ ngày CQĐT nhận người bị bắt. Đây cũng chính là thời hạn tạm giữ được quy định chung cho tất cả các đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Tuy nhiên, trong TTRG không cho phép gia hạn tạm giữ. Trong thời hạn ba ngày tạm giữ theo TTRG, CQĐT phải củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, và sau đó có thể huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giữ bằng biện pháp ngăn chặn khác.

- Về thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố: Không quá mười sáu ngày và điều luật cũng không qui định việc gia hạn tạm giam. Đây là thời gian tạm giam bị can để tiến hành cả hai giai đoạn điều tra và truy tố, vì vậy thời hạn tạm giam được quy định phù hợp với thời hạn điều tra, truy tố (tối đa là mười hai ngày để điều tra, bốn ngày để truy tố). So với thủ tục thơng thường thì thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố rất ngắn. Quy định như vậy nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn điều tra, truy tố, không xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của bị can.

b- Tạm giam bị cáo để bảo đảm xét xử: Được quy định tại khoản 4 điều 324 BLTTHS:

“Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp sơ thẩm quyết định tạm giam bị

cáo để đảm bảo việc xét xử. Thời hạn tạm giam không được quá 14 ngày”.

Việc tạm giam đối với bị cáo để đảm bảo cho việc xét xử chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nếu xét thấy có đủ các điều kiện để tạm giam được quy định tại điểm b khoản 1 điều 88 BLTTHS. Thời hạn tạm giam theo thủ tục này ngắn hơn rất nhiều so với trường hợp thông thường, chỉ được không quá 14 ngày, thời hạn này phù hợp với thời hạn chuẩn bị xét xử là 14 ngày quy định tại khoản 1, 2 Điều 324. Khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử, thẩm phán cần xem xét để xác định:

- Thứ nhất: Đối với bị cáo tại ngoại, điều luật mà VKS viện dẫn để truy

tố đối với họ có mức cao nhất của khung hình phạt là bao nhiêu. Nếu dưới hai năm tù thì loại trừ các đối tượng này ra khỏi diện xem xét để tạm giam, nếu bị

can, bị cáo bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất trên hai năm tù thì cần xác định xem họ có biểu hiện trốn hoặc gây khó khăn cho việc xét xử hay có thể phạm tội mới khơng để đề nghị Chánh án hoặc phó Chánh án Tồ án áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ.

- Thứ hai: Đối với bị cáo đã bị CQĐT, VKS áp dụng biện pháp tạm giam

mà vẫn còn thời hạn tạm giam theo lệnh của cơ quan này, cần xem xét xem có cần tiếp tục tạm giam để đảm bảo cho việc xét xử hay khơng. Nếu cần thì đề xuất Chánh án, phó Chánh án Tịa án ra lệnh tạm giam. Ngược lại, Thẩm phán đề nghị những người này ra quyết định trả tự do cho bị cáo khi hết hạn tạm giam trước đó của CQĐT, VKS.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w