Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 121 - 124)

b- Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn.

3.3.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm

Viện kiểm sát và Tòa án trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm

Việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung và việc giải quyết các vụ án hình sự theo TTRG nói riêng là hoạt động tố tụng phức tạp được pháp luật trao cho hệ thống các CQĐT, VKS và Tòa án thực hiện. Mỗi cơ quan được pháp luật giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định có tính độc lập tương đối, trong đó CQĐT thực hiện chức năng điều tra tội phạm; VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; Tòa án thực hiện chức năng xét xử. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả của việc giải quyết các vụ án hình sự cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của từng cơ quan, đồng thời phải tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng trong hoạt động đấu tranh phịng, chống tội phạm. Mối quan hệ đó là u cầu tất yếu khách quan bảo đảm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự. Muốn vậy CQĐT, VKS, và Tịa ở mỗi cấp phải thống nhất xây dựng được quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động TTHS, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị trong quá trình giải quyết án hình sự, đặc biệt là đối với các vụ án lớn, phức tạp, án trọng điểm, án đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án cần điều tra, truy tố, xét xử nhanh hoặc xét xử lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, những vụ án cần tiến hành theo TTRG… Quy chế phối hợp hoạt động liên ngành phải được xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành do pháp luật quy định, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm hoặc thống nhất để tùy tiện xử lý người có hành vi vi phạm.

báo, tố giác về tội phạm đến khi vụ việc được giải quyết một cách triệt để theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng để lọt người, lọt tội hoặc làm oan người vô tội. Để đạt được điều này, liên ngành ở mỗi cấp cần thống nhất cơ chế kiểm tra liên ngành đối với công tác điều tra, truy tố và xét xử, kịp thời phát hiện những thiếu sót, tồn tại để chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục; kiến nghị với cấp trên và cấp uỷ đảng địa phương về những biện pháp tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trong hoạt động phối hợp liên ngành, thì sự phối hợp hoạt động giữa VKSND tối cao, TAND tối cao và Bộ Cơng an để thảo luận tìm ra các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong nhận thức và áp dụng BLHS, BLTTHS có vai trị và ý nghĩa rất quan trọng. Cần chủ động phối hợp xây dựng và ban hành kịp thời các thông tư liên tịch hướng dẫn pháp luật, khắc phục tình trạng cùng một quy định pháp luật nhưng mỗi ngành lại hướng dẫn một đường lối khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, hoạt động giải thích, hướng dẫn áp pháp luật của liên ngành trung ương cịn nhiều yếu kém. Vì vậy, cơng tác ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật làm cịn chậm, khơng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn thực thi pháp luật. Đây là nguyên nhân của nhiều hạn chế, tồn tại trong hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp.

Trong quá trình giải quyết các vụ án theo TTRG, sự phối hợp cần được thực hiện ở những nội dung sau.

Một là: Trước mắt các cơ quan tố tụng trung ương cần tập trung nghiên cứu, thống nhất ban hành thông tư liên ngành giải thích, hướng dẫn giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong q trình giải quyết các vụ án theo TTRG, đó là: Các điều kiện ADTTRG; thời điểm quyết định ADTTRG; nội dung các văn bản tố tụng trong TTRG như văn bản đề nghị ADTTRG của Cơ quan điều tra, quyết định đề nghị truy tố bị can của CQĐT, quyết định truy tố bị can của

VKS, bản án của TA; thời hạn tạm giam để điều tra, thời hạn tạm giam để truy tố; hướng xử lí trong trường hợp ở giai đoạn điều tra, vụ án khơng cịn đủ điều kiện để ADTTRG hoặc vụ án phải tạm đình chỉ; hướng xử lí trong trường hợp ở giai đoạn xét xử vụ án phải tạm đình chỉ hoặc hỗn phiên tòa. Về lâu dài, các cơ quan tố tụng trung ương cần tập trung nghiên cứu, thống nhất đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số nội dung chế định TTRG trong BLTTRS năm 2003 như: Mở rộng phạm vi ADTTRG; bổ sung điều kiện ADTTRG; sửa đổi về thời hạn tạm giữ, tạm giam, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, giản lược thêm một số thủ tục trong giai đoạn xét xử…mục đích để giải quyết được nhiều vụ án theo TTRG hơn, thuận tiện hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, góp phần thực hiện được mục đích của việc giải quyết các vụ án theo TTRG là làm giảm số án tồn đọng, số người bị tạm giữ, tạm giam ở cơ sở. Những khó khăn, vướng mắc này đã được nghiên cứu và đề cập trong luận văn.

Hai là: Trong quá trình chỉ đạo điều hành về nghiệp vụ, các cơ quan tố

tụng cấp trên cần quán triệt đối với các cơ quan tố tụng cấp dưới cần phải tích cực xem xét giải quyết theo TTRG đối với các vụ án hình sự có đủ điều kiệm, thậm chí cần phải đưa vào chỉ tiêu thi đua của mỗi ngành.

Ba là: Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự các cơ quan tố tụng,

nhất là các cơ quan tố tụng cấp huyện cần phải có sự phối hợp chặt chẽ kể từ khi có tin báo tội phạm. Khi có vụ án người phạm tội bị bắt quả tang, CQĐT cần phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát để cùng nghiên cứu. Nếu thấy đã có đủ điều kiện ADTTRG thì đề nghị VKS ra quyết định ADTTRG ngay, vì nếu khơng giải quyết kịp thời thì vụ án sẽ quá hạn giải quyết theo TTRG. Cũng do thời hạn giải quyết vụ án trong tất cả các giai đoạn tố tụng rất hạn chế, có những trường hợp tuy chưa kết thúc để chuyển hồ sơ cho giai đoạn sau nhưng các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được giao nhiệm vụ thụ lý vụ án đã phải thông báo trước cho nhau về tình hình giải quyết vụ án để chuẩn bị cho giai đoạn sau như việc chuẩn bị lệnh tạm giam để truy tố, xét xử

chuẩn bị ra quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử v.v

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w