- Theo qui định tại điều 82 BLTTHS thì bắt người phạm tội quả tang được áp dụng trong trường hợp người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Như vậy điều luật đã qui định cụ thể các trường hợp bắt người quả tang bao gồm:
Trường hợp thứ nhất: Người bị bắt khi đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
Trường hợp thứ hai: Người bị bắt ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
Trường hợp thứ ba: Người phạm tội đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.
Trường hợp thứ nhất và thứ hai thì khơng có gì vướng mắc. Cịn trong trường hợp thứ ba thì hiểu đuổi bắt là như thế nào cho đúng. Có những trường hợp từ khi bị phát hiện đến khi bị bắt diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài, thậm chí có sự gián đoạn về thời gian, nếu khơng có q trình điều tra, xác minh đầy đủ thì chưa thấy được mối liên hệ, thống nhất giữa hành vi của người phạm tội lúc ban đầu với người bị bắt. Tuy nhiên có những trường hợp CQĐT vẫn lập biên bản phạm pháp quả tang và vụ án được giải quyết theo TTRG. Ví dụ: Khoảng 3h ngày 26/2/2008 Vũ Văn Hoàn ở xã Kim Long - Tam Dương - Vĩnh Phúc trộm cắp của gia đình anh Vũ Quang Trung ở cùng xã một con bò trị giá 14.000.000đ, rồi đem về dấu ở khu vực núi Đinh ở cùng xã. Đến 7h30’ ngày 27/2/2008 Hoàn dắt bị đến xã Tân Phong - Bình
Xuyên - Vĩnh Phúc để tìm người tiêu thụ. Tại đây Hồn đã bị cơng an xã Tân Phong phát hiện và lập biên bản phạm pháp quả tang về hành vi trộm cắp tài sản và bị bắt giữ cùng tang vật. Vụ án đã được giải quyết theo TTRG. Có ý kiến cho rằng các đối tượng đang trong quá trình đi tiêu thụ, tức là cịn đang trong q trình thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bị bắt giữ, do vậy đây là trường hợp phạm pháp quả tang, nên có thể ADTTRG để giải quyết vụ án.
Có ý kiến khác lại cho rằng đây không phải thuộc trường hợp bắt quả tang vì khơng phải là đang thực hiện tội phạm (trộm cắp) hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt vì đây có sự gián đoạn về thời gian và cũng khơng có ai đuổi bắt sau khi thực hiện hành vi trộm cắp. Thời điểm các đối tượng dắt bị đi tiêu thụ thì chưa thể khẳng định được là tài sản có phải là do trộm cắp mà có hay khơng, ai là người đã thực hiện hành vi trộm cắp. Nếu thuộc trường hợp chiếm giữ tài sản của người khác thì vẫn chưa phải là tội phạm. Trường hợp này chỉ có thể là bắt khẩn cấp. Do vậy việc lập biên bản phạm quả tang và ADTTRG là sai.
- Cũng trong điều kiện người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, điều luật chỉ cho phép ADTTRG đối với hành vi đã bị bắt quả tang. Nhưng có vụ án, sau khi bị bắt, ngồi việc khai rõ hành vi phạm tội bị bắt quả tang, đối tượng còn khai ra hành vi phạm tội trước đó khơng bị bắt quả tang, nhưng vụ án vẫn được giải quyết theo TTRG.Ví dụ: Khoảng 11h30’ ngày 5/3/2007 tại bãi chọi trâu xã Hải Lựu - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, Phạm Hùng sinh năm 1961 ở Phúc Tân - Hoàn Kiếm - Hà Nội đã trộm cắp được của chị Nguyễn Thị Đào ở xã Quang Yên - Lập Thạch- Vĩnh Phúc một chiếc điện thoại SonyErison và cho vào túi quần của mình rồi tiếp tục đi quanh bãi chọi trâu. Sau đó Hùng lại phát hiện thấy anh Đỗ Văn Cường ở xã Gia Khánh-Bình Xun - Vĩnh Phúc có chiếc điện thoại di động để trong túi quần, Hùng thò tay vào túi quần của anh Cường để trộm cắp chiếc điện thoại, ngay lúc đó anh Cường phát hiện, nắm lấy tay Hùng, Hùng vứt bỏ điện thoại và bỏ chạy. Anh
Cường đã hơ hốn và cùng người dân đuổi, bắt giữ Hùng đưa về UBND xã Hải Lựu lập biên bản phạm pháp quả tang. Chiếc điện thoại của chị Đào trị giá 1.300.000đ; điện thoại của anh Cường trị giá 2.100.000đ. Vụ án đã Được giải quyết theo TTRG đối với cả hai hành vi trộm cắp trên.
Tuy nhiên có quan điểm cho rằng chỉ có hành vi trộm cắp tài sản của anh Hùng mới là hành vi phạm tội quả tang, còn hành vi trộm cắp tài sản của chị Đào không phải là hành vi phạm tội quả tang. Do vậy việc ADTTRG là sai, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
- Trong những vụ án có đồng phạm, có người bị bắt quả tang, có người khơng bị bắt quả tang thì có thể ADTTRG được hay khơng. Ví dụ: Nguyễn Văn A, Lê Tiến B, Đặng Văn C và Lưu Quang D cùng nhau đánh bạc bằng hình thức đánh “tá lả”. Trong khi đang thực hiện hành vi đánh bạc thì CQĐT bắt quả tang A, B và C cịn D lợi dụng sơ hở đã bỏ trốn. CQĐT đã lập biên bản bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang đối với A, B và C, thu giữ tại chiếu bạc 10.000.000đ. Ngày hôm sau, khi được triệu tập, D đã có mặt tại CQĐT và khai nhận tồn bộ hành vi cùng đồng bọn đánh bạc như trên.
Có quan điểm cho rằng trong vụ án A, B và C đã bị bắt quả tang, quá trình điều tra D cũng đã khai nhận đầy đủ hành vi phạm tội, do đó có thể ADTTRG để giải quyết đối với vụ án. Quan điểm khác cho rằng D không bị bắt quả tang, do vậy vụ án không đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục này.