Thời kỳ từ 1959-

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 34)

Những qui định về TTRG trong Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 được áp dụng đến khi Hiến pháp 1959 được ban hành. Trên cơ sở bản Hiến pháp năm 1959, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức TAND ngày 14/7/1960 và Luật tổ chức VKSND ngày 15/7/1960, theo đó VKS được tách ra khỏi hệ thống cơ quan Tòa án để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố.

Theo qui định tại điều 9 Luật tổ chức TAND năm 1960 thì “TAND thực hành chế độ hai cấp xét xử” trong đó Tịa án cấp sơ thẩm chỉ xét xử sơ thẩm,

Tòa án trên một cấp xét xử phúc thẩm những bản án do Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị kháng cáo, kháng nghị. Theo nguyên tắc này chế độ xét xử Chung thẩm theo Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 khơng cịn được áp dụng.

Cùng với việc ban hành các đạo luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, các hình thức TTHS cũng được phát triển và hồn thiện. Quá trình giải quyết một vụ án hình sự được phân chia thành các giai đoạn

khởi tố, điều tra đến truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Trên cơ sở đó việc áp dụng pháp luật được qui định một cách chặt chẽ hơn, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân khơng bị xâm phạm bởi các hoạt động tố tụng.

Nhằm thu hút sự tham gia của nhân dân vào các hoạt động xét xử, thể hiện tính dân chủ trong pháp luật tố tụng, góp phần vào việc nâng cao tính chính xác trong cơng tác xét xử, điều 99 Hiến pháp năm 1960 qui định: “Việc

xét xử ở các TAND có Hội thẩm nhân dân tham gia theo qui định của pháp luật, khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán”. Thể chế

hóa nguyên tắc trên của Hiến pháp, điều 12 luật tổ chức TAND năm 1960 qui định: “TAND thực hành chế độ xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

Khi xét xử sơ thẩm, TAND gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; trường hợp xét xử những vụ án nhỏ, giản đơn và khơng quan trọng thì TAND có thể xử khơng có Hội thẩm nhân dân…”.

Như vậy bên cạnh hình thức xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia, luật cịn qui định hình thức xét xử khác mà hội đồng xét xử chỉ có một Thẩm phán đối với các vụ án nhỏ, đơn giản, chứng cứ rõ ràng.

Ngoài thủ tục xét xử sơ thẩm do một Thẩm phán thực hiện, Luật tổ chức TAND năm 1960 cịn qui định một hình thức tố tụng rút gọn khác là hình thức Tịa án xét xử khơng phải mở phiên tịa. Tại đoạn 2 điều 16 qui định.“…Tòa

án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ hịa giải những vụ tranh chấp về dân sự, phân xử những việc hình sự nhỏ khơng phải mở phiên tịa …”.

Trình tự giải quyết các vụ án hình sự nhỏ khơng phải mở phiên tịa đã được TANDTC hướng dẫn tại Thơng tư số 1080/TC ngày 25/9/1961 và Thơng tư số 1071 ngày 7/9/1965:

Về tính chất: Đó là những việc hình sự nhỏ (việc vi cảnh) như trộm cắp, lừa đảo tài sản có giá trị nhỏ, đánh người gây thương tích khơng đáng kể, các

hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 30 kg gạo và khơng có trường hợp tăng lên trọng tội.

Về trình tự: Việc phân xử việc hình sự nhỏ khơng cần mở phiên tịa, khơng cần có quyết định truy tố của VKS. Tịa án có thể thụ lý việc đó căn cứ vào báo cáo của Ủy ban hành chính xã kiêm tư pháp, hoặc hồ sơ do Công an hoặc VKS huyện chuyển sang. Để cho việc xử lý nhanh chóng, Tịa án u cầu Ủy ban hành chính xã kiêm tư pháp, cơ quan Công an huyện hoặc VKS huyện chuyển sang cho mình những hồ sơ mà sự việc và chứng cứ rõ ràng; trường hợp chứng cứ chưa đầy đủ, rõ ràng, Tịa án có thể u cầu Uỷ ban hành chính xã kiêm tư pháp hoặc cơ quan Cơng an cung cấp thêm tài liệu.

Khi xử lý về vi cảnh, thành phần Tịa án chỉ gồm có Thẩm phán và Thư ký, khơng có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Để việc xử lý được nhanh chóng, tránh kéo dài, quyết định của Tòa án là quyết định Chung thẩm. Nếu sau khi nghiên cứu hồ sơ mà nhận thấy việc phạm pháp có tính nghiêm trọng, Tịa án cần thảo luận với VKS để truy tố người phạm tội theo trình tự chung về TTHS. Ngược lại, nếu Tịa án thấy khơng cần thiết phải xử lý bằng biện pháp cưỡng chế của Tịa án thì có thể giao cho Ủy ban hành chính kiêm tư pháp xã giáo dục và cảnh cáo người phạm tội.

+ Về quyết định hình phạt: Tịa án có thẩm quyền ra quyết định cảnh cáo, buộc phải bồi thường và phạt tiền có giá trị từ 1kg đến 5kg gạo hoặc phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày.

Các qui định trên cho thấy, thủ tục phân xử những việc hình sự nhỏ khơng phải mở phiên tịa chính là một hình thức tố tụng rút gọn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.

Thủ tục xét xử đối với án vi cảnh khơng phải mở phiên tịa được áp dụng một thời gian dài, đến khi Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 143/CP ngày 27/5/1977 kèm theo Điều lệ về phạt vi cảnh, cho phép cán bộ, chiến sỹ công an v.v. được phạt đối với các vi phạm hành chính và ngày 18/7/1977 Tịa

án nhân dân tối cao đã ban hành Thơng tư số 55/TATC qui định Tịa án không được xử lý những vi phạm đó nữa.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w