Điều kiện: Tội phạm đã thực hiện là tội ít nghiêm trọng

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 71)

Việc xác định tội phạm ít nghiêm trọng theo điều 8 BLHS khơng phải là vấn đề khó khăn, phức tạp đối với các cơ quan tố tụng. Tuy nhiên trong thực

tiễn có những vụ án người phạm tội bị bắt quả tang, thuộc trường hợp tội phạm đơn giản, chứng cứ rõ rang. Nhưng để có thể ADTTRG được, ngồi việc phải xác định các tình tiết định tội của vụ án, CQĐT cịn phải xác định các tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ của tội phạm như xác định nhân thân của bị can như tiền án, tiền sự để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm; xác định các yếu tố của bị hại như người già, trẻ em, phụ nữ có thai; xác định giá trị thiệt hại do tội phạm gây ra… để xác định là tội phạm nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng để có thể ADTTRG hay khơng.

Ví dụ: Nguyễn Văn A trộm cắp tài sản trị giá 5.000.000đ. Nhân thân A đã có 2 lần bị kết án, nếu một trong hai bản án đó hoặc cả hai bản án đó đã được xóa án thì A chỉ bị truy tố theo khoản 1 điều 138 BLHS là tội ít nghiêm trọng và vụ án có thể ADTTRG. Nếu cả hai bản án đó chưa được xóa án thì A phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm và sẽ bị truy tố và xét xử theo khoản 2 điều 138 BLHS là tội nghiêm trọng và sẽ không thể ADTTRG. Những trường hợp này trong thực tiễn rất nhiều, muốn ADTTRG thì trong phạm vi 3 ngày tạm giữ, CQĐT phải rất nỗ lực thì mới xác minh kịp. Nhiều vụ án trong 3 ngày tạm giữ, CQĐT không thể điều tra xác minh kịp những nội dung trên, do đó khơng áp dụng được TTRG. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến số lượng án giải quyết theo TTRG chưa nhiều.

Ngược lại, cũng trong quá trình điều tra, xác định các tình tiết của vụ án nhằm xác định các tình tiết là điều kiện ADTTRG cho thấy có nhiều vụ án tuy thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng nhưng tội phạm bị bắt quả tang, tội phạm thuộc loại giản đơn, chứng cứ rõ ràng, nhưng vì là tội phạm nghiêm trọng nên khơng thể áp dụng được TTRG: Ví dụ như trường hợp trộm cắp tài sản trị giá 60.000.000đ, bị can chưa có tiền án hoặc trường hợp trộm cắp tài sản trị giá 3.000.000đ nhưng bị can đã có 2 tiền án, thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, do vậy bị can phạm tội thuộc khoản 2 điều 138 BLHS, có khung phạt cao nhất đến 7 năm tù nên khơng thể áp dụng được TTRG. Những vụ án

này nếu được giải quyết theo TTRG thì cũng vẫn đảm bảo được chất lượng của vụ án.

Một phần của tài liệu Cơ sở lí luận và thực tiễn về giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục rúT gọn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w