TỤNG HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CÓ THỂ ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM
Để hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành, theo chúng tơi, ngồi xem xét những bất cập, mâu thuẫn của quy định và những vướng mắc khi thi hành quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm còn phải tham khảo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước ngồi để từ đó tìm ra phương án tối ưu nhằm hồn thiện quy định này. Tham khảo pháp luật tố tụng hình sự một số nước chúng tơi thấy vấn đề giới hạn Tồ án phải xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát (hoặc Viện công tố) không được đặt ra. Cụ thể:
Thứ nhất, BLTTHS CANADA NĂM 1994 tại khoản 1 Điều 662 (truy tố
về một tội nhưng chứng minh được một tội khác) quy định:
1. Trong trường hợp bị truy tố về một tội nhưng chứng minh được bị cáo phạm tội khác, thì bị cáo có thể bị kết án:
a, về tội mà bị cáo đã thực hiện, hoặc
b, về hành vi phạm tội chưa đạt [79, tr.176].
Thứ hai, Luật tố tụng hình sự Hàn Quốc tại Điều 298 (thay đổi cáo
trạng) quy định: (1)…
(2). Khi Tồ thấy thích hợp, họ có thể yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi các tội danh đang buộc hoặc các điều khoản áp dụng các luật hiện hành.
(3)…
(4). Khi Tồ ngại rằng việc bổ sung, xố bỏ hoặc thay đổi tội danh đang bị luật hoặc các điều khoản áp dụng các luật hiện hành trong bản cáo trạng theo ba đoạn trên đây, có thể gây bất lợi cho bị cáo, Tồ có thể tự ra quyết định hoặc theo đề nghị của bị can, luật sư bào chữa, để hỗn phiên tồ trong một thời gian để bị can chuẩn bị bào chữa [80, tr.70 - 71].
Thứ ba, BLTTHS Malaysia tại Điều 167 quy định: nếu bị cáo bị buộc tội
này nhưng chứng cứ lại cho thấy đã phạm một tội khác thì bị cáo sẽ bị kết án về tội phạm khác mặc dù khơng bị buộc tội về tội phạm đó. Đồng thời điều luật đã đưa ra ví dụ để minh hoạ là: A bị buộc tội là trộm cắp. Nhưng chứng cứ lại thấy đã phạm tội lạm dụng lòng tin hoặc tiếp nhận hành trộm cắp. A phải bị kết án về tội lạm dụng lòng tin hoặc tội tiếp nhận hàng trộm cắp (tuỳ theo trường hợp) mặc dù A khơng bị buộc tội đó [82, tr.70].
Thứ tư, BLTTHS Liên bang Nga tại Điều 252 (giới hạn của việc xét xử)
quy định:
1. Việc xét xử chỉ được tiến hành đối với bị can và chỉ theo lời buộc tội được đưa ra đối với họ.
2. Chỉ được phép thay đổi nội dung buộc tội trong quá trình xét xử, nếu khơng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo và không xâm phạm đến quyền bào chữa của họ [81, tr.113].
Đạo luật này đã được sửa đổi bổ sung năm 2006 và vẫn giữ nguyên quy định về giới hạn của việc xét xử như đã nêu trên.
Thứ năm, BLTTHS Thái Lan tại Điều 192 quy định: nếu Tồ án cho
rằng những tình tiết nêu trong cáo trạng đã được chứng minh trong đề nghị truy tố nhưng đề nghị truy tố đó lại đề cập một tội phạm sai hoặc trích dẫn sai các điều luật được áp dụng, Tồ án có quyền phạt bị cáo theo tội thực tế, mà bị cáo phạm phải [18, tr.50].
Thứ sáu, BLTTHS Nhật Bản tại Điều 312 quy định: Toà án chỉ xét xử bị
cáo trên cơ sở cáo trạng mà viện cơng tố trình bày trước phiên tồ. Qua q trình xét xử tại phiên Tồ, Tồ án có thể xét xử bị cáo về tội nặng hơn tội trong cáo trạng của viện công tố. Trong trường hợp này, nếu bị cáo hoặc luật sư của bị cáo có đề nghị, Tồ án phải hỗn phiên tồ để chuẩn bị việc bào chữa [83]. Nghiên cứu các đạo luật tố tụng hình sự một số nước khác như: BLTTHS Anh năm 1996, Luật tố tụng hình sự nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa năm 1996… khơng có điều luật nào quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm.
Như vậy:
- BLTTHS Canada cho phép Toà án kết án bị cáo về tội đã thực hiện (khác với tội đã truy tố) nếu chứng minh được (Điều 662).
- BLTTHS Hàn Quốc: cho phép Toà án thay đổi tội danh đang buộc hoặc các điều khoản áp đụng các luật hiện hành khi tồ thấy thích hợp (Điều 298).
- BLTTHS Malaysia cho phép: Toà kết án bị cáo về một tội phạm khác mặc dù khơng bị buộc tội về tội phạm đó nếu có chứng cứ (Điều 167).
- BLTTHS Thái Lan cho phép: Tồ án có quyền phạt bị cáo theo tội thực tế mà bị cáo phạm phải nếu đề nghị truy tố đề cập một tội phạm sai hoặc trích dẫn sai các điều luật được áp dụng (Điều 192).
- BLTTHS Nhật Bản cho phép: qua quá trình xét xử tại phiên tồ, Tồ án có thể xét xử bị cáo về tội nặng hơn tội trong cáo trạng của viện cơng tố. Tồ án phải hỗn phiên tồ để chuẩn bị việc bào chữa cho bị cáo nếu bị cáo hoặc luật sư của bị cáo đề nghị.
Có thể thấy rằng, luật tố tụng hình sự của các nước trên khơng quy định buộc Toà án phải xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố, mà đều cho phép Toà án thay đổi tội danh, kết án bị cáo theo tội danh mà bị cáo thực hiện (kể cả đó là tội danh nặng hơn) khi có chứng cứ. Riêng BLTTHS liên bang Nga chỉ yêu cầu: khi thay đổi nội dung buộc tội trong q trình xét xử thì khơng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo và khơng xâm phạm đến quyền bào
chữa (Điều 252), BLTTHS Nhật bản yêu cầu: khi xét xử bị cáo theo tội nặng hơn tội trong cáo trạng của viện cơng tố thì Tồ án phải hỗn phiên tồ nếu bị cáo hoặc luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị hỗn phiên tồ để chuẩn bị cho việc bào chữa cho bị cáo (Điều 312) và BLTTHS Hàn Quốc cũng yêu cầu: Khi Toà ngại rằng việc bổ sung, xoá bỏ hoặc thay đổi tội danh đang bị luật hoặc các điều khoản áp dụng các luật hiện hành… có thể gây bất lợi cho bị can, Tồ có thể tự ra quyết định hoặc theo đề nghị của bị can (Điều 298).
Do vậy, việc BLTTHS nước ta có dành riêng một điều luật quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm là cần thiết. Tuy nhiên, giới hạn xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều 196 BLTTHS hiện hành của nước ta có nội dung khơng phù hợp với pháp luật quốc tế. Mặt khác, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nước ta đã tham gia, ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, đặc biệt là việc Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) địi hỏi một số quy định của luật tố tụng hình sự phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để bảo đảm tính tương thích, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành cần theo hướng khơng buộc Tồ án phải xử theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố, để đảm bảo Toà án được độc lập, các phán quyết của Toà án được chính xác, cơng bằng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Chương 2