Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện tốt quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 104 - 113)

hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Thứ nhất, để thực hiện tốt quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm, yêu cầu

đầu tiên đặt ra đối các chủ thể tiến hành định tội danh (điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán) phải định tội danh đúng. Muốn định tội danh đúng thì

người tiến hành định tội danh phải có một số điều kiện cơ bản cần thiết sau:

Một là, phải có năng lực chun mơn

Đây là điều kiện đầu tiên, cũng là điều kiện quan trọng nhất của người định tội danh bởi vì: trong thực tế các vụ án xẩy ra rất đa dạng, phức tạp. Nên chỉ những người có chun mơn vững mới đánh giá được các tình tiết của vụ án, mới có tư duy sáng tạo để có thể so sánh, đối chiếu hành vi được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng trong BLHS để từ đó xác định hành vi đó có phạm tội khơng, nếu phạm tội thì phạm tội gì, tương ứng với điều khoản nào của BLHS. Năng lực chuyên môn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc định tội danh. Người định tội danh cho dù có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức tốt nhưng nếu chun mơn khơng vững thì khó định tội danh được chính xác, bởi vì, định tội danh khơng những là hoạt động tư duy có tính logic chặt chẽ, mà nó cịn là hoạt động trí tuệ có tính sáng tạo cao. Người định tội danh phải biết vận dụng pháp luật hình sự một cách đúng đắn, linh hoạt chứ khơng rập khn, máy móc. BLHS nước ta có rất nhiều điều luật chỉ nêu tên điều luật mà không mô tả hành vi (như tội cướp giật tài sản - Điều 136; tội công nhiên chiếm đoạt tài sản - Điều 137 BLHS…), có một số quy định có tính chung chung, khơng rõ ràng ở một số cấu thành cơ bản của một số tội. Tính chất, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm. Hiện nay, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập của nước ta, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện (như trộm cắp cước viễn thông, tiền trong máy ATM), nhiều vụ án liên quan đến hoạt động kinh tế, hoặc chuyên ngành rất phức tạp dẫn đến việc điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Mặt khác, một số quy định của BLHS chưa cụ thể hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện điển hình như chưa hướng dẫn phân biệt một số tội phạm như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; giết người với cố ý gây thương tích; lạm dụng

chức vụ quyền hạn… với lạm quyền trong khi thi hành công vụ… hoặc chưa hướng dẫn các tình tiết cụ thể định khung của một số tội phạm trong chương XVI về các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý về kinh tế từ Điều 153 đến Điều 181 BLHS hoặc chưa hướng dẫn cụ thể việc xác định số lượng tiền trong các vụ đánh bạc [84]. Vì vậy, nếu người định tội danh khơng có kiến thức tốt, khơng biết phát huy tính sáng tạo của mình trên cơ sở đường lối, chính sách hình sự của Đảng và pháp luật hình sự của Nhà nước thì dẫn đến việc định tội danh sai. Bên cạnh đó cuộc sống ln vận động, biến đổi khơng ngừng, vì vậy, các văn bản pháp luật cũng thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng với thực tiễn. Do vậy, mặc dù người tiến hành định tội danh đã được trang bị tốt các kiến thức lý luận tại trường, đã trải qua kinh nghiệm trong quá trình cơng tác thì họ vẫn phải thường xun cập nhật văn bản pháp luật mới thì mới có thể định tội danh đúng. Chỉ khi người định tội danh có trình độ chun mơn cao họ mới tự tin, độc lập trong việc định tội danh và không bị chi phối bởi quan điểm của người khác.

Hai là, người định tội danh phải có đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp. Có thể nói, đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc định tội danh đúng. Nếu năng lực chuyên mơn là điều kiện cần thì đạo đức nghề nghiệp là điều kiện đủ. Hai điều kiện này bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau giúp cho người định tội danh có nền tảng cơ bản để có thể định tội danh được chính xác. Để định tội đúng người định tội danh phải làm việc hết sức nghiêm túc, thận trọng, nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc. Muốn làm được điều này, trước tiên người định tội danh phải là người có ý thức tuân thủ pháp luật, gương mẫu chấp hành pháp luật: trong hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày.Ý thức tuân thủ pháp luật của người định tội danh phải trở thành suy nghĩ, thói quen thường trực và đây cũng chính là rào chắn vững chắc ngăn chặn không để cho những cám dỗ của đồng tiền tác động, xâm nhập. Mặt khác, người định tội danh

phải có trách nhiệm và lương tâm trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Trong quá trình định tội danh, nếu người định tội danh chủ quan thiếu sự thận trọng, làm việc qua loa, đại khái thì có thể dẫn đến bỏ sót một hoặc nhiều tình tiết nào đó của vụ án, từ đó dẫn đến việc định tội danh sai; hoặc thái độ thờ ơ, không quan tâm đến hậu quả, chất lượng cơng việc mình đang làm, khơng quan tâm đến số phận con người; hoặc với thái độ làm việc hạch sách, định kiến cũng có thể đưa đến hậu quả xử lý oan sai. Chúng tôi cũng đồng ý với Tiến sỹ Dương Tuyết Miên khi cho rằng: công việc của người định tội danh cũng có những đặc điểm giống như cơng việc của người bác sỹ. Có thể nói một cách hình ảnh là nếu như bác sỹ phẫu thuật có sai sót thì có thể làm chết hoặc gây cố tật cho một con người, cịn nếu người định tội danh sai thì có thể ảnh hưởng đến số phận của một đời người [28, tr.44 - 45].

Ngoài những phẩm chất trên, người định tội danh cịn phải là những người có bản lĩnh kiên cường, dũng cảm trong mặt trận đấu tranh chống tội phạm, trong hoạt động bảo vệ công bằng xã hội. Nếu phát hiện mình định tội danh có sai sót thì dám nhìn thẳng vào sự thật và dám thừa nhận sai sót của mình để tìm cách khắc phục những sai sót đó.

Thái độ bao che, nể nang hoặc ác cảm cần dứt khốt loại bỏ trong q trình định tội danh, vì điều này có thể dẫn đến việc định tội danh sai.

Ví dụ: vì nể nang, tình cảm hoặc vì nhận hối lộ mà định tội danh nhẹ hơn

cho người phạm tội. Điều này khơng những khơng có tác dụng giáo dục người phạm tội mà cịn làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy, người định tội danh phải có thái độ đúng mức, nghiêm túc, khách quan trong quá trình định tội danh để việc định tội danh được đúng pháp luật, có như vậy mới có tác dụng giáo dục người phạm tội, đồng thời cũng làm cho những người khác thấy được sự công minh của những người tiến hành định tội danh từ đó họ có niềm tin vào cơng lý, niềm tin vào cơ quan bảo vệ pháp luật mà hưởng ứng tích cực vào cuộc đấu tranh phịng và chống tội phạm. Có như

vậy mới mang lại hiệu quả cao trong q trình phịng, chống tội phạm.

Ba là, cần phải có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh và đồng bộ

Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người định tội danh là những nhân tố vô cùng quan trọng để bảo đảm cho hoạt động định tội danh đúng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa có thể có điều kiện tốt để chủ thể tiến hành định tội danh phát huy được năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của mình. Chỉ trên cơ sở hệ thống pháp luật hồn chỉnh, đồng bộ thì người tiến hành hoạt động định tội danh mới có điều kiện phát huy được khả năng làm việc của mình. Khó có thể nói đến sự hiệu quả thực sự trong hoạt động định tội danh khi pháp luật nước ta còn chồng chéo, mâu thuẫn, còn lỗ hổng. BLHS nước ta vẫn cịn nhiều quy định mang tính khái quát cao, chưa chặt chẽ, những quy định như: "hành vi khác", "hậu quả nghiêm trọng"; "rất

nghiêm trọng"; "đặc biệt nghiêm trọng"… gặp rất nhiều ở trong BLHS,

nhưng khơng phải tội nào cũng được giải thích đầy đủ những cụm từ đó ở văn bản dưới luật. Bên cạnh đó, trong BLHS có rất nhiều điều luật khơng mơ tả hành vi và cũng khơng có văn bản giải thích hay mơ tả… Đây chính là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động định tội danh của các chủ thể tiến hành định tội danh.

Tóm lại, để định tội danh được đúng và chính xác địi hỏi người định tội danh phải có năng lực chun mơn tốt, có đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp, bên cạnh đó, pháp luật hình sự cũng phải thực sự hồn chỉnh và đầy đủ.

Thứ hai, trình độ, năng lực về chun mơn cao của HĐXX sơ thẩm cũng

là điều kiện bảo đảm thực hiện tốt quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm nhằm đảm bảo cho việc áp dụng quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm được đúng đắn. Muốn vậy theo chúng tơi thì:

Một là, trong thành phần của HĐXX sơ thẩm khơng nhất thiết phải có

xét xử của hội thẩm là cần thiết nhưng phần lớn do hội thẩm khơng có chun mơn, trình độ về nghiệp vụ, hiểu biết lại không sâu. Hiện nay, năng lực chuyên môn của hội thẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử, chưa đáp ứng được thực tiễn yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra. Vì vậy, để thực hiện tốt quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thì trong thành phần HĐXX sơ thẩm cần phải có số lượng thẩm phán lớn hơn số lượng hội thẩm.

Hai là, quyết định của HĐXX là những quyết định quan trọng liên quan

đến tương lai của một người thậm chí trong một số trường hợp nó cịn liên quan đến số phận của một người. Vì vậy, hội thẩm cũng cần được tiêu chuẩn hố về độ tuổi, về trình độ lý luận, có khả năng chủ động, độc lập, khơng phụ hoạ, xuôi chiều theo ý kiến của chủ toạ phiên toà. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị cũng chỉ ra rằng việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất cho đội ngũ thẩm phán, hội thẩm cần theo hướng "cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì cơng lý" là để làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử, đảm bảo việc xét xử của Toà án đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển về kỹ thuật lập pháp của nước ta thì quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam càng ngày càng hồn thiện. Nếu như trước đây quy định này chỉ được đề cập trong thơng tư thì nay giới hạn xét xử sơ thẩm được quy định hẳn trong một điều luật của BLTTHS. Tuy nhiên, hiện nay quy định này vẫn còn nhiều bất cập bởi do quy định này khơng đáp ứng được mục đích, u cầu của cuộc đấu tranh phịng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay, không đáp ứng được yêu cầu, địi hỏi mà cơng cuộc cải cách tư pháp do Đảng ta xác định và chưa giải quyết triệt để những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn xét xử. Đây là một trong những vấn đề cịn có nhiều tranh cãi. Những năm qua đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này và trong thời gian qua đã có rất nhiều tác giả viết bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành thể hiện rõ quan điểm khơng đồng tình với quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tác giả Trần Văn Độ, người công tác lâu năm ở ngành Tồ án đã phải nói rằng "Đây là

một trong những vấn đề phức tạp và gây tranh luận nhất không những về mặt lý luận mà cả trong thực tiễn tố tụng hình sự hiện nay ở nước ta" [14, tr.1].

Giới hạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự là chế định pháp lý và là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho Toà án thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong tố tụng hình sự, đảm bảo cho Tồ án chủ thể thực hiện chức năng xét xử bảo vệ công lý và sự công bằng của xã hội. Bằng việc xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật khơng những có tác dụng trừng trị người có hành vi phạm tội, giáo dục, cải tạo họ, mà đồng thời cịn góp phần ngăn chặn, phịng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đối với Nhà nước và xã hội.

Bên cạnh đó, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương công bố công khai các bản án của TAND các cấp. Trong thời gian gần đây việc công

bố bản án đã bắt đầu được tiến hành thông qua việc công bố một số quyết định giám đốc thẩm của TANDTC. Trong thời đại dân chủ, thời đại thông tin điện tử hiện nay, việc đưa bản án công khai lên mạng viễn thơng và trên các sách báo, tạp chí là một địi hỏi khách quan và tất yếu của xã hội. Do vậy, một bản án đúng đắn, logic càng có ý nghĩa nâng cao uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp. Bởi do Toà án là nơi thể hiện rõ nhất các nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, kết quả xét xử của Toà án là nơi thể hiện sản phẩm của toàn bộ hoạt động của các cơ quan tư pháp. Vì vậy, bằng hoạt động của mình, Tồ án cịn thể hiện cả chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Do vậy việc nghiên cứu một cách nghiêm túc trên phương diện khoa học pháp lý về vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đặc biệt là hiện nay việc sửa đổi BLTTHS năm 2003 đã được Quốc hội giao cho VKSNDTC chủ trì soạn thảo để trình Quốc hội thảo luận, thông qua vào năm 2011 sắp tới.

Lựa chọn đề tài "Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam", với mục tiêu góp một phần nhỏ vào

cơng tác hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và hồn thiện BLTTHS hiện hành nói riêng trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; về yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu của hội nhập Quốc tế và trên cơ sở tôn trọng quyền tài phán của Toà án là cơ quan xét xử duy nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Trong bản luận văn này tác giả đã cố gắng ở mức cao nhất nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan của việc hoàn thiện như đưa ra các khái niệm, nêu rõ bản chất, ý nghĩa của việc quy định và thi hành quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm và mối quan hệ giữa quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm với các chế định khác trong tố tụng hình sự. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành và pháp triển của quy định về giới hạn xét xử

sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, trên cơ sở tham khảo quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm của một số nước để học tập kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w