Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và của bị can, bị cáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 37 - 38)

công dân và của bị can, bị cáo

Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động đặc thù của Nhà nước, trực tiếp đụng chạm đến các quyền cơ bản và các lợi ích hợp pháp của cơng dân, đặc biệt là đối với bị can, bị cáo.

Trong việc bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân thì Tồ án là cơng cụ hữu hiệu và quan trọng nhất. Toà án ở hầu hết các quốc gia dân chủ đều được xem là công cụ quan trọng nhất bảo đảm quyền con người khi các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm. Thơng qua chức năng xét xử, Tồ án là nơi bảo đảm cao nhất các quyền của con người và quyền của cơng dân. Có thể nói mức độ dân chủ của một xã hội được đo bằng kết quả hoạt động của Toà án. Xét xử của Tồ án cịn là hoạt động nhằm đưa ra phán quyết cuối cùng về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của con người trong các lĩnh vực quan trọng nhất như tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản và thậm chí cả quyền được sống của con người… Có thể nói rằng sau bản án và quyết định có hiệu lực của Tồ án thì khơng cịn hình thức pháp lý nào khác để cơng dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Tồ án chính là nơi mà cơng dân có thể tìm thấy được cơng lý và sự cơng bằng trong xã hội.

xét xử được thể hiện ở hai nội dung:

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người, những cơ quan và những tổ chức bị tội phạm xâm hại.

- Ngồi việc trừng phạt người phạm tội thì khi xét xử Tồ án cịn phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị Viện kiểm sát buộc tội (đó là bị can, bị cáo).

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị Viện kiểm sát buộc tội (bị can, bị cáo) thì yêu cầu đặt ra đối với chủ thể thực hiện chức năng xét xử là: phán quyết của Tồ án phải đảm bảo cơng bằng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, ở đó quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo phải được xem xét và phải được đánh giá đúng và đầy đủ.

Hiện nay, yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đang địi hỏi các Tồ án khi xét xử phải đảm bảo cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật… bản án và quyết định của Toà án phải đúng pháp luật có sức thuyết phục cao. Mặt khác, chúng ta đang trong q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, một Nhà nước coi trọng pháp luật, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN là pháp luật phải đảm bảo sự công bằng cho mọi công dân và tổ chức, bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Do vậy, để đạt được các u cầu đó thì mọi quy định của BLTTHS phải đảm bảo Tồ án xét xử khách quan, chính xác, nghiêm minh và đúng pháp luật. Hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nói riêng phải đảm bảo sự cơng bằng, đảm bảo cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật khơng phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật (Điều 5 BLTTHS).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 37 - 38)