TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 84)

Trên cơ sở phân tích thực trạng quy định và thực trạng thi hành quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm ở chương 2, từ việc đánh giá những yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, đặt trong tổng thể yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tinh thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, việc hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm cần dựa trên những quan điểm sau đây:

3.1.1. Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm phải căn cứvào sự phân định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát và Toà án vào sự phân định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát và Tồ án trong tố tụng hình sự

Trong tố tụng hình sự chức năng của Viện kiểm sát và Toà án là khác nhau và độc lập với nhau.

Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: chức năng của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Chức năng của Toà án là xét xử. Điều 172 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật tổ chức TAND quy định: "các TANDTC, các TAND địa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 84)