về giới hạn xét xử sơ thẩm
BLTTHS năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004 quy định giới hạn xét xử sơ thẩm tại điều 196 BLTTHS với tiêu đề giới hạn của việc xét xử.
Điều 196 BLTTHS năm 2003 giữ nguyên quy định tại Điều 170 BLTTHS năm 1988 và đã bổ sung thêm đoạn 2 là: "Tồ án có thể xét xử bị cáo theo
khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố".
Như vậy, xét về góc độ lập pháp thì quy định tại đoạn 2 Điều 196 BLTTHS năm 2003 là quy định mới. Còn xét về nội dung thì quy định này khơng phải là vấn đề mới mà thực chất đã được hướng dẫn tại thông tư liên ngành số 01/ TTLN năm 1988 của TANDTC, VKSNDTC. Có thể nói, các văn bản hướng dẫn về giới hạn xét xử sơ thẩm trước đây đã được pháp điển hoá thành đoạn 2 của Điều 196 BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, do nội dung quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm tại Điều 196 BLTTHS năm 2003 khơng có gì mới nên quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong BLTTHS năm 2003 vẫn còn nhiều nhiều vướng mắc trong thi hành.
Quy định tại Điều 196 BLTTHS năm 2003 gồm những nội dung sau:
* Đoạn 1 Điều 196 BLTTHS năm 2003 quy định: Toà án chỉ xét xử
những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử. Như vậy, Tồ án khơng được xét xử những người và những hành vi chưa được Viện kiểm sát truy tố.
Giới hạn xét xử đối với bị cáo được xác định một cách dễ dàng trong quyết định truy tố và quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tồ án khơng được xét xử những người mà Viện kiểm sát không (chưa) truy tố.
Giới hạn xét xử đối với hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tồ án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử khó xác định hơn. Thực tế, có thể có một người hoặc nhiều người cùng phạm tội, có thể họ chỉ thực hiện một hành vi hoặc nhiều hành vi khách quan. Do vậy, khi xác đinh giới hạn xét xử sơ thẩm cần phân biệt các trường hợp cụ thể sau đây:
- Trường hợp chỉ có một người phạm tội và chỉ thực hiện một hành vi khách quan thì việc xác định hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử là tương đối rõ ràng. Toà án căn cứ vào hành vi bị Viện kiểm sát truy tố về tội danh được quy định trong BLHS và Toà án đã đưa ra xét xử để xác định giới hạn xét xử sơ thẩm.
Ví dụ: A lợi dụng gia đình anh B ngủ say nên đã có hành vi lén lút lẻn
vào nhà anh B lấy trộm chiếc xe máy Way α trị giá 9 triệu đồng. Viện kiểm sát đã truy tố A về hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy của anh B theo tội trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS. Toà án đồng ý với Viện kiểm sát về hành vi và tội danh mà Viện kiểm sát truy tố nên đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. Việc Toà án xét xử A về hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy Way α theo tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS là đúng giới hạn xét xử.
- Trường hợp chỉ có một người phạm tội nhưng lại thực hiện nhiều hành vi khách quan thì việc xác định hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án quyết định đưa ra xét xử chỉ căn cứ vào những hành vi nào mà
Viện kiểm sát truy tố về một tội danh được quy định trong BLHS và Toà án quyết định đưa ra xét xử để xác định giới hạn xét xử sơ thẩm.
Ví dụ: C có 2 hành vi: mua bán trái phép chất ma tuý và chứa chấp việc
sử dụng trái phép chất ma tuý. Viện kiểm sát chỉ truy tố C về tội mua bán trái phép chất ma tuý theo Điều 194 BLHS, không truy tố về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý theo Điều 198 BLHS thì Tồ án chỉ được xét xử C về tội mua bán trái phép chất ma tuý, không được xét xử tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý. Nếu qua việc xét xử tại phiên toà, HĐXX xác định bị cáo còn phạm tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý vẫn phải tiếp tục xét xử bị cáo về hành vi phạm tội đã bị truy tố. HĐXX có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý theo quy định tại Đều 104 BLTTHS.
- Trường hợp một người phạm tội và người này thực hiện nhiều hành vi khách quan và tất cả những hành vi khách quan đó Viện kiểm sát chỉ truy tố về một tội, nhưng Toà xét thấy trong các hành vi mà Viện kiểm sát truy tố có hành vi cấu thành tội phạm khác với tội mà Viện kiểm sát truy tố thì Tồ án được quyền xét xử tất cả các hành vi mà Viện kiểm sát truy tố nhưng chỉ được quyền kết án những hành vi cấu thành tội danh mà Viện kiểm sát truy. Đối với những hành vi cấu thành tội danh khác với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố, nếu sau khi HĐXX yêu cầu điều tra bổ sung để Viện kiểm sát truy tố thêm tội mà Viện kiểm sát khơng nhất trí thì HĐXX chỉ có quyền kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên xem xét.
Ví dụ: D đã 4 lần chiếm đoạt tiền của chị M, chị N, anh P, anh Q với
tổng số tiền là 19 triệu đồng. D bị Viện kiểm sát truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 139 BLHS đối với cả 4 lần chiếm đoạt này. Qua xét xử tại phiên toà, HĐXX xác định rõ trong 4 lần này chỉ có 2 lần D dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt của chị M số tiền 5 triệu đồng, của chị N số tiền 4 triệu đồng là cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn 2 lần D có hành vi chiếm đoạt tiền của anh P 6 triệu đồng, của anh Q 4 triệu đồng cấu
thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS. Trong trường hợp này, HĐXX sẽ ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung để Viện kiểm sát thay đổi bản cáo trạng, truy tố D thêm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu Viện kiểm sát nhất trí truy tố D thêm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì Tồ án được xét xử D cả 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu Viện kiểm sát không đồng ý thay đổi cáo trạng mà vẫn truy tố như cũ thì HĐXX có quyền xét xử D về 4 hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chỉ được kết án D về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khoản tiền 9 triệu đồng của chị N, chị M. HĐXX không được kết án D thêm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản về khoản tiền chiếm đoạt của anh P và anh Q mà chỉ có quyền kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét. HĐXX cũng không được tuyên bố D không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản về khoản tiền chiếm đoạt của anh P và anh Q, bởi vì nếu tun bố như vậy và bản án có hiệu lực pháp luật thì khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với D về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay tội phạm khác về khoản tiền 10 triệu đồng chiếm đoạt của anh P, anh Q nữa.
- Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi phạm tội thì việc xác định giới hạn xét xử sơ thẩm cũng tương tự như trường hợp một người thực hiện một hành vi phạm tội. Nếu có người nào chưa bị Viện kiểm sát truy tố (bỏ lọt người phạm tội) thì Tồ án trả hồ sơ u cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung để truy tố thêm người phạm tội. Nếu Viện kiểm sát không thay đổi quan điểm truy tố mà qua xét xử tại phiên toà, HĐXX xác định rõ cịn có người phạm tội chưa bị Viện kiểm sát truy tố thì HĐXX tiếp tục xét xử những bị cáo đã bị truy tố và có quyền quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự theo quy đinh tại Điều 104 BLTTHS.
- Trường hợp nhiều người cùng thực hiện nhiều hành vi phạm tội nhưng đều bị Viện kiểm sát truy tố về một tội thì khi xác định giới hạn xét xử sơ thẩm cần căn cứ vào hành vi của từng người phạm tội cụ thể và vai trò tham gia của
họ vào việc thực hiện tội phạm, mà không tách bạch hành vi cụ thể từng người và khi thấy có bị cáo phạm tội khác với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố thì cần áp dụng đúng quy định tại đoạn 2 Điều 196 BLTTHS (Toà án được xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố).
Ví dụ: A, B, C và D bị Viện kiểm sát truy tố về tội trộm cắp tài sản theo
Điều 138 BLHS. Qua xét xử tại phiên tồ, HĐXX xác định chỉ có A, B và C cùng bàn bạc vào nhà ông L trộm cắp tài sản (A canh gác, B và C trực tiếp vào nhà lấy tài sản), còn D chỉ thực hiện hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 250 BLHS thì HĐXX có quyền ra quyết định yêu cầu điều tra bổ sung để Viện kiểm sát thay đổi quan điểm truy tố, thay đổi việc truy tố D từ tội trộm cắp tài sản sang tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc HĐXX có quyền căn cứ vào quy định tại Điều 196 BLTTHS để xét xử D về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có vì tội này là tội nhẹ hơn so với tội mà Viện kiểm sát truy tố (việc so sánh tội phạm nào là nhẹ hơn hoặc bằng tội mà Viện kiểm sát truy tố được hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2004/ NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC).
- Trường hợp nhiều người trong cùng một vụ án bị truy tố về nhiều tội khác nhau thì phải căn cứ vào hành vi của từng người bị Viện kiểm sát truy tố và Toà án quyết định đưa ra xét xử để xác định giới hạn xét xử sơ thẩm. Trường hợp này cũng tương tự như trường hợp đối với một người phạm tội như phân tích ở trên.
* Đoạn 2 Điều 196 BLTTHS năm 2003 quy định: "Tồ án có thể xét xử bị
cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố".
Thứ nhất, Tồ án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà
Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật nghĩa là Tồ án có thể xét xử bị cáo theo khoản nhẹ hơn hoặc nặng hơn khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật.
Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố N về tội cướp giật tài sản theo khoản 2 Điều
136 BLHS thì Tồ án có thể xét xử bị cáo N theo khoản 1 hoặc khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 136 BLHS. Tuy nhiên, khi HĐXX xét xử xác định rõ bị cáo phạm vào khoản nặng hơn khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật thì cần lưu ý:
- Nếu khoản nặng hơn có khung hình phạt khơng thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp mình mà thuộc thẩm quyền của Tồ án cấp trên thì HĐXX căn cứ vào Điều 174 BLTTHS ra quyết định chuyển vụ án cho Tồ án có thẩm quyền và trong thời hạn 2 ngày Tồ án phải thơng báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những người liên quan trong vụ án. Toà án nhận được hồ sơ vụ án do Toà án khác chuyển đến phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ, sửa lại cáo trạng cho phù hợp để thực hành quyền công tố tại phiên tồ.
- Nếu khoản nặng hơn có khung hình phạt là tử hình, phải cử người bào chữa cho bị cáo thì trước khi mở phiên tồ, Tồ án phải làm các thủ tục để đảm bảo cho bị cáo quyền bào chữa theo quy định của BLTTHS và khi xét xử phải bảo đảm đúng thành phần của HĐXX theo đúng quy định tại Điều 185 BLTTHS.
Thứ hai, Tồ án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn
tội mà Viện kiểm sát truy tố.
Tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 5/11/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba "xét xử sơ thẩm" của BLTTHS năm 2003 đã hướng dẫn:
a, Tội phạm khác bằng tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố là trường hợp điều luật quy đinh về trách nhiệm hình sự (hình phạt
chính, hình phạt bổ sung) đối với hai tội như nhau.
Ví dụ: Bị cáo B bị Viện kiểm sát truy tố về tội vận chuyển trái phép chất ma t thì Tồ án có thể xét xử B về tội tàng trữ trái phép
chất ma t vì hai tội đó có hình phạt chính và hình phạt bổ sung như nhau.
b, Tội phạm khác nhẹ hơn tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố là trường hợp điều luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với tội khác nhẹ hơn so với tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố. Để xác định tội nào nhẹ hơn, tội nào nặng hơn cần thực hiện theo thứ tự sau:
b.1.Trước hết xem xét hình phạt chính đối với hai tội phạm, nếu tội nào điều luật có quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn thì tội đó nặng hơn.
Ví dụ: Đối với tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS), điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất là tù chung thân, còn đối với tội giết người (Điều 93 BLHS), điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất là tử hình; do đó, tội giết người nặng hơn tội cố ý gây thương tích.
b.2. Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội là tù có thời hạn (khơng quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân) thì tội nào, điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất đối với tội ấy cao hơn là tội đó nặng hơn.
Ví dụ: Đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 BLHS), điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất là mười lăm năm, cịn đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99 BLHS), điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất là mười hai năm; do đó, tội làm chết người trong khi thi hành công vụ nặng hơn tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
b.3. Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều tử hình hoặc đều tù chung thân hoặc đều
tù có thời hạn và mức hình phạt tù cao nhất đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội đó nặng hơn.
Ví dụ: đối với tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS) và đối với tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS), điều luật đều quy định hình phạt tử