Giới hạn xét xử với vấn đề định tội danh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 35)

Định tội danh là hoạt động thực tiễn quan trọng của các cơ quan tiến hành tố tụng và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Định tội danh đúng tạo tiền đề bảo đảm cho việc quyết định hình phạt đúng. Theo Từ điển Luật học:

Định tội danh là hoạt động nhận thức, áp dụng pháp luật hình sự được thực hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội theo đúng nội dung của quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định [70, tr.266]. Định tội danh là hoạt động thực tiễn trong áp dụng pháp luật. Trên cơ sở của các quy định pháp luật, các cơ quan và những người có thẩm quyền định tội danh sẽ xem xét, đánh giá một hành vi đã thực hiện trong thực tế có thoả mãn dấu hiệu của một tội phạm nào đó được quy định trong BLHS. Có thể

nói, đây là q trình xác định hành vi của một người có tội hay khơng có tội, nếu có tội thì đó là tội gì được quy định tại điều khoản nào của BLHS.

Bản chất của định tội danh suy cho cùng là so sánh, đối chiếu và kiểm tra để xác định xem các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong thực tế khách quan có phù hợp với các dấu hiệu tương ứng của một tội phạm cụ thể nào đó được quy định trong phần riêng BLHS hay khơng [9, tr.39].

Cơ sở pháp lý của việc định tội danh là BLHS. Một số quy định của BLTTHS cũng tạo nên cơ sở bổ trợ cho việc định tội danh: Giới hạn của định tội danh là các quy định của pháp luật hình sự và các tình tiết thực tế của vụ án, bất kỳ một chủ thể định tội nào cũng phải tuân thủ giới hạn này và cũng chỉ được dựa trên cơ sở đó. Bất kỳ một sự ràng buộc nào đối với chủ thể định tội danh đều làm ảnh hưởng đến kết quả định tội danh, hậu quả là mục đích của định tội danh khơng đạt được.

Mặt khác, trong mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội, Nhà nước phải đảm bảo cho việc định tội không bị diễn ra tuỳ tiện, thiếu căn cứ. Định tội danh là hoạt động diễn ra vơ hình, tồn tại trong suy nghĩ của những người tiến hành định tội danh, suy nghĩ đó được chính thức thừa nhận khi nó được thể hiện trên các văn bản áp dụng pháp luật. Với tư cách là một hoạt động tư duy - một giai đoạn cao của q trình nhận thức thì định tội danh ln luôn được xác định theo hướng: phải nắm bắt được bản chất của sự việc, người định tội danh phải nhận diện vụ việc một cách khoa học, khách quan và toàn diện. Hậu quả cơ bản của định tội danh là việc áp dụng hình phạt. Định tội danh sai sẽ dẫn tới quyết định hình phạt sai. Từ đó làm cho hình phạt đã tun khơng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (có thể là quá nhẹ hoặc quá nặng), làm cho bị cáo khơng thấy được hành vi của mình là sai trái, từ đó khơng tự giác tuân thủ pháp luật. Đồng thời việc định tội danh sai sẽ không thuyết phục được quần chúng nhân dân về tính đúng đắn, nghiêm minh và cơng bằng của pháp luật [28, tr.11].

Định tội danh là hoạt động có tính tư duy và sáng tạo, địi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao của những người tiến hành định tội danh khi xem xét đánh giá các tình tiết của vụ án. Định tội danh đúng loại trừ truy cứu trách nhiệm hình sự oan sai, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Nếu những người định tội danh thiếu cẩn trọng, bỏ sót một hoặc một số tình tiết nào đó của vụ án hoặc q coi nhẹ hoặc q nhấn mạnh một tình tiết nào đó dẫn đến bỏ qua một hoặc một số tình tiết khác thì đều có thể đưa đến hậu quả định tội danh không đúng đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (ví dụ: hành vi của họ có tội lại xác định khơng có tội hoặc ngược lại thực tế họ phạm tội này nhưng lại định cho họ phạm tội khác…). Dẫn đến hậu quả xét xử oan, sai.

Mặt khác, định tội danh đúng chính là sự thể hiện hoạt động có hiệu quả, ý thức tuân thủ pháp luật triệt để cũng như ý thức trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp của các cơ quan có thẩm quyền, từ đó góp phần nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động của các cơ quan này cũng như hỗ trợ cho việc củng cố và tăng cường pháp chế XHCN.

Từ đó, thấy được sự cần thiết phải định tội danh đúng. Tuy nhiên, thực tiễn chỉ ra rằng, để định tội danh chính xác là một việc làm khơng đơn giản xuất phát từ thực tiễn vô cùng đa dạng của tội phạm ở nước ta, những ai thường xuyên theo dõi các tạp chí chuyên ngành như: tạp chí TAND, tạp chí Kiểm sát… đều có thể thấy rõ: một vụ án cụ thể được đưa ra nhưng có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc định tội danh đối với vụ án đó, việc trao đổi về định tội chỉ được dừng lại khi Ban biên tập đăng ý kiến của Ban biên tập về tội danh của vụ án đó.

Vậy lý do vì sao? bởi định tội danh là vấn đề phức tạp, để định tội danh đúng người tiến hành định tội danh phải có một số điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất: phải có năng lực về chun mơn. Thứ hai: phải có đạo đức nghề nghiệp.

Ngoài ra để định tội danh đúng cần có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh. Mặt khác, trong từng giai đoạn của tố tụng hình sự các cơ quan tiến hành tố tụng đều có trách nhiệm xác định hành vi của một người có phải là hành vi phạm tội hay khơng, nếu phạm tội thì phạm tơi gì, thuộc điều khoản nào của BLHS. nhưng việc xác định đó lại phụ thuộc vào q trình thu thập và đánh giá chứng cứ mang cả yếu tố chủ quan và khách quan. Chính vì vậy việc xác định tội danh của bị can, bị cáo có thể xẩy ra sai sót, khơng phải trường hợp nào cũng đúng, không phải trường hợp nào cũng nhận được sự đồng thuận của cả ba cơ quan. Do vậy, cần xác định trách nhiệm của từng cơ quan trong việc đánh giá hành vi phạm tội và tội danh đối với bị can, bị cáo. Việc xác định bị can phạm tội gì theo điều khoản nào của BLHS (tội danh) ở giai đoạn tiền xét xử khơng có giá trị bắt buộc đối với Tồ án. Bởi vì chỉ có qua phiên tồ xét xử cơng khai với sự tham gia của bên buộc tội và bên bào chữa, mọi vấn đề liên quan đến tội danh đối với bị cáo mới được quyết định.

Như vậy, định tội danh đúng là một vấn đề hồn tồn khơng đơn giản, do vậy, việc định tội danh của Cơ quan điều tra hay định tội danh của Viện kiểm sát có thể sai sót. Vì vậy, nếu như pháp luật ràng buộc Tồ án phải xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố sẽ ảnh hưởng đến việc bảo đảm tính khách quan trong xét xử.

Do vậy yêu cầu khách quan của hoạt động định tội danh không cho phép tồn tại một quy định có tính ràng buộc chủ quan đối với chủ thể định tội danh, nhất là chủ thể bị ràng buộc lại là cơ quan có chức năng xét xử, là cơ quan có nghĩa vụ phải xét xử vừa đúng người nhưng lại phải xét xử đúng tội. Vì vậy, pháp luật cần trao cho Toà án quyền quyết định tội danh đối với bị cáo sau khi đã xem xét toàn bộ vụ án, sau khi đã thẩm vấn và tranh tụng công khai tại phiên tồ là phù hợp và đúng đắn, có đầy đủ cơ sở lý luận vững chắc.

Định tội danh đúng để quyết định hình phạt được chính xác đối với bị cáo là cơ sở, tiền đề cho việc xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật,

bản án của Tồ được chính xác và có sức thuyết phục cao. Chính vì vậy quy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w