Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội đúng pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 41)

đúng pháp luật

Để đảm bảo cho Toà án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã xác định: phải bảo đảm tranh tụng với luật sư; người bào chữa và người tham gia tố tụng khác… mọi phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo… để ra bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục… và Điều 184, khoản 3 điều 222 và khoản 3 Điều 224 BLTTHS quy định: "bản

án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà ".

"Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được

thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố

tụng khác tại phiên tồ" và "Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định khơng có tội, xác định bị cáo có phạm tội hay khơng và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của BLHS…" [40].

Nghị quyết số 08-NQ/TW và các điều luật trên đã quy định rõ mọi phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà và khi ra bản án HĐXX chỉ được căn cứ vào các chứng cứ, vào các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng tại phiên toà. Trong bản án phải trình bày được việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội, những chứng cứ xác định vơ tội, phải khẳng định rõ bị cáo có tội hay khơng có tội, nếu có tội thì phải viện dẫn đầy đủ tên tội phạm, thuộc điều khoản nào của BLHS. Tuy nhiên, nếu tại phiên toà trên cơ sở kết quả tranh tụng và trên cơ sở các chứng cứ , tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà HĐXX xác định rõ bị cáo phạm tội nặng hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố thì HĐXX sơ thẩm cũng khơng được quyền kết án bị cáo về tội danh thực tế mà bị cáo phạm phải. Bởi do quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm buộc Toà án phải xét xử những bị cáo, những hành vi nhưng theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố, khơng cho phép Tồ án xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Như vậy, quy định này không đảm bảo cho chủ thể thực hiện chức năng xét xử, xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Hiện nay, quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đang được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà công tác thực tiễn tranh luận sôi nổi. Đa số các tác giả khơng đồng tình với quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam như: TS Nguyễn Văn Huyên, Ths Mai Bộ, Nguyễn Đức Mai…và đây cũng chính là vấn đề đang được sự quan tâm, chú ý của xã hội. Trước những yêu cầu tiếp tục đẩy

mạnh cơng cuộc đổi mới tồn diện trên mọi lĩnh vực và trước yêu cầu hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nói riêng hiện nay đã đặt ra yêu cầu cấp bách là phải làm rõ tính phù hợp và tính khoa học của quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm để góp phần bổ sung và hoàn thiện kịp thời quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh và chống tội phạm đang diễn biến hết sức phức tạp trong tình hình mới.

Từ đó, đặt ra địi hỏi, yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 41)