Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về giới hạn xét xử sơ thẩm trước khi ban hành BLTTHS năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 45 - 47)

xét xử sơ thẩm trước khi ban hành BLTTHS năm 1988

Quá trình giải quyết vụ án hình sự gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: khởi tố vụ án hình sự, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, thi hành bản án và quyết định của Toà án và xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Vụ án hình sự chỉ có thể được đưa ra xét xử sơ thẩm khi đã được Viện kiểm sát truy tố. Truy tố là nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát, cịn xét xử là chức năng của Tồ án. Mối quan hệ giữa hai chức năng được thể hiện bởi giới hạn xét xử sơ thẩm.

Trước đây, khi chưa ban hành BLTTHS, giới hạn xét xử sơ thẩm được đề cập tại Thông tư số 16-TATC ngày 27 tháng 9 năm 1974 của TANDTC hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự. Theo đó, Tồ án có ý kiến khác với ý kiến của Viện kiểm sát về các vấn đề: cấu thành tội phạm, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của bị cáo; số người bị đưa ra xét xử, tội danh; điều luật áp dụng thì bắt buộc Tồ án phải họp trù bị với Viện kiểm sát trong vòng 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án [61, tr.126].

Như vậy, cuộc họp trù bị với Viện kiểm sát để bàn về những bất đồng quan điểm nêu trên được quy định như là một thủ tục bắt buộc của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Cuộc họp trù bị do TAND chủ trì, thành phần tham gia cuộc họp

trù bị gồm: Chánh án TAND hoặc thẩm phán được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án và sẽ làm chủ toạ phiên toà, Viện trưởng VKSND hoặc kiểm sát viên được phân công nghiên cứu hồ sơ và sẽ duy trì cơng tố tại phiên tồ; và thư ký Tồ án.

Cuộc họp trù bị sẽ thảo luận các vấn đề được đưa ra. Nếu sau khi đã trao đổi ý kiến mà Viện kiểm sát nhất trí với TAND về việc phải điều tra bổ sung về tội phạm đối với bị can đã bị truy tố, hoặc điều tra thêm về tội phạm khác hoặc người phạm tội khác mà không thể tách ra để xử lý riêng thì Tồ án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Trong q trình điều tra bổ sung, Viện kiểm sát có quyền truy tố thêm người, thêm tội hoặc đổi tội danh nhẹ hơn, nặng hơn bằng một bản cáo trạng mới.

Trường hợp TAND thấy phải đổi tội danh nặng hơn, nhẹ hơn, khởi tố đối với bị cáo mới nhưng VKSND không nhất trí, thì TAND phải đưa vụ án ra xét xử. Việc đưa vụ án cịn có những vấn đề khơng thống nhất giữa Viện kiểm sát và Toà án ra phiên toà xét xử thực chất là giao cho HĐXX căn cứ thực tế diễn biến tại phiên toà và quy định của pháp luật để xem xét và quyết định: đổi tội danh nặng hơn, hoặc nhẹ hơn, khởi tố vụ án về hình sự…

Theo quy định, để bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo trong trường hợp nếu thấy cần phải đưa bị cáo ra xét xử với tội danh nặng hơn, thì trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải ghi rõ tội danh Viện kiểm sát truy tố và tội danh mà bị cáo có thể bị xét xử. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được tống đạt cho bị cáo để họ chuẩn bị việc bào chữa và tại phiên toà, HĐXX căn cứ vào kết quả thẩm vấn và tranh luận để quyết định tội danh đối với bị cáo [61].

Về cơ bản, hướng dẫn của TANDTC tại Thơng tư 16-TATC cho phép Tồ án toàn quyền quyết định tội danh đối với bị cáo kể cả tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là hợp lý. Trong một thời gian dài cho đến khi ban hành BLTTHS năm 1988, các Toà án đều áp dụng đúng quy định trên và đã đạt được hiệu quả trong xét xử. Việc cho phép Toà án toàn quyền trong việc quyết định bị cáo phạm tội gì trên cơ sở các chứng cứ được xem xét tại

phiên toà, căn cứ vào kết quả thẩm vấn và tranh luận công khai tại phiên tồ mà khơng bị ràng buộc bởi tội danh do Viện kiểm sát truy tố là cơ sở đảm bảo cho việc ra bản án của Tồ án có căn cứ, đúng pháp luật, đảm bảo được quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán và hội thẩm, đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo vì Tồ án khơng xét xử thêm người, thêm tội, thêm hành vi mà chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Tuy nhiên, hướng dẫn tại Thông tư 16-TATC về việc, TAND trong quyết định đưa vụ án ra xét xử ngồi tội danh mà Viện kiểm sát truy tố cịn phải ghi rõ tội danh mà bị cáo có thể bị xét xử là khơng hợp lý và không thực sự cần thiết bởi vì, việc xác định bị cáo phạm tội gì, theo điều khoản nào của BLHS chỉ được khẳng định sau khi xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, của bị cáo... Việc ghi tội danh mà bị cáo có thể bị xét xử chỉ là ý kiến cá nhân thẩm phán khi nghiên cứu hồ sơ vụ án. Định tội danh của thẩm phán có thể đúng có thể sai nên chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định bị cáo sẽ phạm tội như dự kiến của thẩm phán. Chỉ khi vụ án được đưa ra xét xử công khai tại phiên toà, sau khi kết thúc phần tranh luận, tập thể HĐXX mới vào phịng nghị án để quyết định tội danh và hình phạt đối với bị cáo. Mặt khác, việc khơng ghi tội danh mà bị cáo có thể bị xét xử vào quyết định đưa vụ án ra xét xử vẫn đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo bởi vì Tồ án cũng chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố. Bị cáo và người bào chữa có quyền bào chữa trên cơ sở những gì có thật xảy ra trên thực tế và trên cơ sở những tình tiết của vụ án.

Vì vậy, sau mười hai năm thi hành hướng dẫn tại Thông tư 16-TATC, quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm đã được sửa đổi và lần đầu tiên được pháp điển hoá trong BLTTHS năm 1988.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 45 - 47)