Trường hợp Toà án áp dụng sai quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 78 - 79)

án cấp sơ thẩm không thể kết án các bị cáo về tội nặng hơn [47].

2.2.3. Trường hợp Toà án áp dụng sai quy định về giới hạn xét xửsơ thẩm sơ thẩm

Hiểu và áp dụng đúng quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm là vấn đề khơng dễ bởi tính đa dạng, phức tạp của từng vụ án trong thực tế. Có những vụ án chỉ có một bị cáo thực hiện một hành vi, nhưng có những vụ án có nhiều bị cáo thực hiện nhiều hành vi, có vụ án Viện kiểm sát truy tố tất cả các hành vi do các bị can thực hiện nhưng có vụ án Viện kiểm sát chỉ truy tố một số hành vi… nên trong thực tế nhiều HĐXX (cả sơ thẩm lẫn phúc thẩm) hiểu và áp dụng sai quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm. Thực tế đó được chứng minh qua việc giải quyết các vụ án sau:

Vụ án thứ nhất: Bị can Ngô Thị Kim Mười bị Cáo trạng số 16/KSĐT-

KSXXSTHS ngày 14/3/2007 của VKSND tỉnh Thái Nguyên truy tố về tội "mua bán trái phép chất ma tuý" theo điểm b khoản 2 Điều 194 BLHS. Bản án hình sự sơ thẩm số 86/2007/HS-ST ngày 10/7/2007 của TAND tỉnh Thái nguyên đã xử phạt bị cáo Mười 24 tháng tù về tội "tàng trữ trái phép chất ma tuý". Do có kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC nên vụ án được xét xử

lại theo trình tự giám đốc thẩm. Quyết định giám đốc thẩm số 24/2008/HS- GĐT ngày 24/10/2008 của Tồ hình sự TANDTC đã nhận định: Viện kiểm sát chỉ truy tố bị cáo Mười về hành vi bán trái phép chất ma tuý cho các đối tượng nghiện (không xác định rõ khối lượng), còn số ma tuý thu giữ tại nơi ở của Mười là 0,11g Hêrôin, Viện kiểm sát khơng kết luận là thiếu sót, bỏ lọt hành vi phạm tội, nhưng Tồ án cấp sơ thẩm lại đưa ra xét xử và kết án về hành vi này là vi phạm quy định về giới han xét xử tại Điều 196 BLTTHS. Vì vậy đã huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 86/2007/HSST ngày 10/7/2007 của TAND tỉnh Thái nguyên để điều tra lại [48].

Vụ án thứ hai: Tại quyết định giám đốc thẩm số 08/2006/HS-GĐT

trạng, bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm, ngồi các hành vi có liên quan đến Kim Thanh Hùng và Huỳnh Văn, có đề cập đến các hành vi phạm tội của Châu Sên và Dương Kim Tính, nhưng cả 2 đều đang bỏ trốn nên không bị truy tố xét xử trong vụ án này, mặc dù vậy Toà án cấp sơ thẩm vẫn quyết định về tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của Châu Sên, Dương Kim Tính cùng 28 người bị hại, 9 nguyên đơn dân sự, 11 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, là chưa chính xác. Khi xét xử phúc thẩm, Tồ án cấp phúc thẩm khơng phát hiện sai lầm của Tồ án cấp sơ thẩm về giới hạn xét xử sơ thẩm. Vì vậy, quyết định giám đốc thẩm đã huỷ một số quyết định của bản án hình sự phúc thẩm và huỷ một số quyết định của bản án hình sự sơ thẩm [45].

Vụ án thứ ba: VKSND huyện S (phú Yên) truy tố bị can T về hành vi

lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của 4 người với tổng số tiền tổng cộng là 31 triệu đồng theo khoản 1 Điều 140 BLHS năm 1999, nhưng ngày 02/3/2003, TAND huyện S đã tự ý gộp luôn một khoản khác là 20 triệu đồng, thành 51 triệu đồng và xử bị cáo theo khoản 2 điều này. Việc Toà án cấp sơ thẩm xét xử cả những hành vi mà Viện kiểm sát không truy tố là vi phạm giới hạn xét xử sơ thẩm [11, tr.107].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w