Trường hợp kiểm sát viên rút quyết định truy tố sau khi kết thúc phần xét hỏi tại phiên toà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 81 - 84)

thúc phần xét hỏi tại phiên toà

Vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cịn có nội dung liên quan tới quyết định của HĐXX khi tại phiên toà kiểm sát viên rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố.

Truy tố là quyền đặc trưng chỉ có ở Viện kiểm sát. Việc truy tố một người ra trước Toà án là cơ sở phát sinh chức năng xét xử của Tồ án. Pháp luật tố tụng hình sự quy định chỉ Viện kiểm sát - cơ quan thực hành quyền cơng tố có quyền rút truy tố trước hoặc tại phiên toà sơ thẩm nhằm bảo đảm cho quyết định truy tố của Viện kiểm sát được chính xác, khách quan, khơng truy tố sai cũng như không bỏ lọt tội phạm. Đối với việc rút truy tố trước khi mở phiên toà Điều 180, 181 BLTTHS quy định: thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án. Vấn đề này phù hợp cả về lý luận và thực tiễn nên được hiểu và áp dụng một cách thống nhất.

Theo quy định tại các Điều 195, 221 và khoản 2 Điều 222 BLTTHS, tại phiên toà khi kiểm sát viên rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố thì có sự khác nhau về thủ tục tố tụng và phạm vi ra quyết định của HĐXX:

- Nếu kiểm sát viên rút tồn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án HĐXX yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tồ trình bày ý kiến về việc rút truy tố đó, cịn kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố thì khơng cần thủ tục này.

- Trường hợp kiểm sát viên rút một phần và toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tồ khơng làm thay đổi phạm vi xem xét của HĐXX (HĐXX vẫn xét xử toàn bộ vụ án) nhưng khác nhau ở chỗ: trong trường hợp kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố nếu thấy có căn cứ xác định bị cáo có tội thì HĐXX khơng được tun bố bị cáo phạm tội, mà phải tạm đình chỉ vụ án để kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên xem xét việc rút quyết định truy tố đó. Như vậy, trong trường hợp này phạm vi ra quyết định của HĐXX bị hạn chế so với trường hợp kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố.

Vấn đề đặt ra thế nào là rút một phần quyết định truy tố và thế nào là rút toàn bộ quyết định truy tố thì thực tiễn cịn vướng mắc và hiện nay cịn có nhiều quan điểm khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, trong vụ án có nhiều bị cáo mà Viện kiểm sát rút quyết định truy tố đối với một bị cáo nào thì phải coi là rút tồn

bộ quyết định truy tố đối với bị cáo đó. Trường hợp này cũng giống như trường hợp trong vụ án chỉ có một bị cáo, khi kiểm sát viên rút quyết định truy tố đối với bị cáo đó thì phải coi là rút toàn bộ quyết định truy tố. Chỉ coi là rút một phần quyết định truy tố trong trường hợp bị cáo bị truy tố về nhiều tội nhưng tại phiên toà, kiểm sát viên rút quyết định truy tố đối với một số tội, hoặc bị cáo bị truy tố nhiều hành vi phạm tội nhưng tại phiên toà kiểm sát viên rút một hoặc một số hành vi.

- Quan điểm thứ hai cho rằng, trong vụ án có nhiều bị cáo, nếu tại phiên toà kiểm sát viên rút quyết định truy tố đối với một hoặc một số bị cáo trong số các bị cáo bị truy tố, thì việc rút quyết định truy tố đó chỉ được coi là rút một phần quyết định truy tố chứ khơng thuộc trường hợp rút tồn bộ quyết định truy tố. Như vậy, với ý kiến này thì chỉ khi nào kiểm sát viên tại phiên toà rút toàn bộ bản cáo trạng mới được coi là rút toàn bộ quyết định truy tố.

- Quan điểm thứ ba cho rằng, chỉ khi nào kiểm sát viên rút quyết định truy tố đối với một hay một số hành vi trong số các hành vi đã bị truy tố của một tội mới được xem là rút một phần quyết định truy tố. Nghĩa là khi kiểm sát viên rút quyết định truy tố đối với một hoặc một số bị cáo đã bị truy tố, hoặc rút quyết định truy tố đối với một hoặc một số tội trong số các tội đã truy tố của một bị cáo thì phải xem là rút tồn bộ quyết định truy tố.

Tóm lại, trong 3 quan điểm trên chúng tơi đồng tình với quan điểm thứ hai vì theo quan điểm này, khơng cần biết là quyết định truy tố đó Viện kiểm sát truy tố mấy bị can và mỗi bị can bị truy tố bao nhiêu tội, mà chỉ cần Viện kiểm sát rút bản cáo trạng nghĩa là đã rút toàn bộ quyết định truy tố. Điều này giúp chúng ta dễ phân biệt đâu là rút tồn bộ quyết định truy tố để có thể giải quyết được hậu quả pháp lý của vấn đề.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w