Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong BLTTHS

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 93 - 101)

trong BLTTHS

hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong BLTTHS.

Qua nghiên cứu quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong BLTTHS năm 2003, việc Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với chức năng tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, khắc phục được tình trạng "lấn sân" hoặc "bỏ

trống sân" giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, góp phần thiết thực vào việc

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xét xử của các cấp Toà án, tăng cường pháp chế XHCN, kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của Nhà nước và của cơng dân, đấu tranh phịng và chống tội phạm có hiệu quả.

Song quy định việc xét xử của Toà án bị giới hạn bởi tội danh mà Viện kiểm sát truy tố đã xẩy ra nhiều tranh cãi bởi tính bất hợp lý của nó từ vấn đề lý luận đến thực tiễn áp dụng.

Khi lấy ý kiến của nhân dân và khi Quốc hội thảo luận về giới hạn xét xử sơ thẩm, đa số các ý kiến cho rằng quy định như vậy là không phù hợp với nguyên tắc khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và đề nghị cần mở rộng hơn nữa giới hạn xét xử sơ thẩm xét xử để cho Tồ án có thể xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn so với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Ngược lại cũng có một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm như Điều 170 BLTTHS năm 1988 để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo [74].

Khi nghiên cứu quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Độ có đưa ra phân tích một số quan điểm [14, tr.2].

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Quy định giới hạn xét xử như BLTTHS

năm 1988 là hợp lý, họ đưa ra lập luận quy định như vậy là phù hợp với nguyên tắc phân công thực hiện chức năng trong bộ máy Nhà nước nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng. Viện kiểm sát là cơ quan được phân công thực hành quyền công tố, căn cứ vào kết quả điều tra để quyết định truy tố bị can ra trước toà. Quyết định truy tố phải nêu rõ những hành vi phạm tội của

bị can, tội danh theo điều khoản của BLHS. Viện kiểm sát truy tố đến đâu thì Tồ án xét xử đến đó; quy định như vậy bảo đảm đầy đủ hơn quyền bào chữa của bị cáo vì quyết định truy tố chỉ là một trong hai nội dung của điều 170 BLTTHS năm 1988. Điều 170 BLTTHS năm 1988 còn quy định nội dung thứ hai cho giới hạn xét xử: "Toà án đã quyết định đưa ra xét xử". Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử cũng phải ghi rõ các nội dung theo Điều 153 BLTTHS năm 1988, trong đó có "tội danh và điều khoản BLHS mà Viện kiểm sát viện dẫn đối với hành vi của bị cáo". Bản cáo trạng của Viện kiểm sát và quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án đều phải được giao cho bị cáo để chuẩn bị thực hiện quyền bào chữa. Bị cáo dựa trên tội danh đã được nêu trong các quyết định đó để thực hiện quyền bào chữa; mặt khác trước khi xét xử thẩm phán được quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ xác định bị cáo phạm một tội khác. Việc khơng cho phép Tồ án xử theo tội danh nặng hơn thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật tố tụng hình sự của nước ta, quy định theo hướng có lợi cho bị cáo; giúp giải quyết tốt hơn vấn đề xác định thẩm quyền xét xử của Toà án đối với từng vụ án cụ thể. Việc lấy tội danh và khung hình phạt mà Viện kiểm sát truy tố làm giới hạn cao nhất cho việc xét xử giúp cho việc xác định thẩm quyền xét xử chính xác ngay từ khi truy tố bị can ra trước Toà án, tránh được trường hợp sau khi Toà án xác định được tội danh hay khung hình phạt trong xét xử rồi mới có cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Việc xét xử chỉ bị giới hạn bởi bị cáo và

hành vi bị truy tố. Quy định Toà án chỉ xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là bất hợp lý, bởi vì quy định đó trái với ngun tắc độc lập xét xử của Toà án ; trái với nhiệm vụ chung của tố tụng hình sự là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật mà tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tn thủ, trong đó có Viện kiểm sát và Tồ án; quy định này mâu thuẫn với một số quy định khác của BLTTHS như nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, quyền hạn của Toà

án cấp phúc thẩm; thực tế nhiều trường hợp gây nên những mâu thuẫn, vướng mắc khơng đáng có giữa Viện kiểm sát và Tồ án các cấp trong truy tố và xét xử các vụ án hình sự.

Chúng tơi thấy rằng cơ sở lý luận của những người theo quan điểm thứ nhất đưa ra là khơng có tính thuyết phục, bởi vì:

Thứ nhất, chúng ta đều biết pháp luật XHCN Việt Nam có tính nhân đạo

sâu sắc, nhưng nhân đạo của pháp luật là đứng trên phương diện của cả cộng đồng, nếu như nhân đạo với bị cáo kiểu như vậy thì vơ hình chung pháp luật không nhân đạo với người khác bởi không đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng giữa những người phạm tội: cùng thực hiện một hành vi phạm tội như nhau nhưng có người lại bị xử nghiêm (xử đúng tội danh), nhưng có người lại được nương nhẹ (chỉ bị xử về tội danh nhẹ hơn) chỉ do Viện kiểm sát truy tố bị cáo theo tội danh nhẹ hơn.

Thứ hai, việc cho phép Toà án xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn nếu

có căn cứ khơng hề vi phạm quyền bào chữa của bị cáo bởi vì: HĐXX khơng xét xử những bị cáo mới (những người chưa bị Viện kiểm sát truy tố), không xét xử những hành vi phạm tội mới, mà vẫn chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi đã được Viện kiểm sát truy tố. Vì vậy, bị cáo, người bào chữa của bị cáo vẫn hồn tồn có điều kiện bào chữa tại phiên tồ, việc Tồ án xét xử bị cáo về tội danh khác với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố (kể cả tội danh nặng hơn) chỉ là do quan điểm đánh giá về tội phạm, về cấu thành tội phạm của Toà án và Viện kiểm sát khơng đồng nhất. Đánh giá của Tồ án vẫn chỉ đối với những bị cáo và dựa trên cơ sở những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố đối chiếu với quy định của pháp luật hình sự để đưa ra quan điểm về tội danh đối với bị cáo, tức vẫn nằm trong phạm vi và nội dung của chức năng xét xử. Toà án vẫn thực hiện chức năng xét xử của mình trên cơ sở và trong phạm vi chức năng buộc tội. Do vậy, chức năng bào chữa vẫn được đảm bảo, bị cáo và người bào chữa vẫn hồn tồn có điều kiện bào chữa tại phiên toà. Việc bào

chữa này là dựa trên cơ sở chứng cứ và hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát truy tố và quan trọng hơn là dựa trên cơ sở pháp luật, dựa trên những tình tiết đã xẩy ra trong thực tế. Bị cáo và người bào chữa không thể bào chữa trên cơ sở tội danh mà Viện kiểm sát truy tố vì thực chất tội danh chỉ là tên gọi của một tội phạm. Mặt khác, không những bị cáo và người bào chữa được đảm bảo quyền bào chữa tại phiên toà sơ thẩm mà tại phiên toà phúc thẩm cũng vậy, nếu họ không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm, họ có quyền kháng cáo để yêu cầu Toà án phúc thẩm xem xét và xét xử lại về tội danh trong bản án sơ thẩm. Nếu yêu cầu đó là có căn cứ thì Tồ án cấp phúc thẩm sẽ sửa bản án sơ thẩm, để áp dụng điều khoản BLHS về tội danh khác (Điều 249 BLTTHS).

Thứ ba, về việc xác định thẩm quyền xét xử BLTTHS hiện hành xác

định thẩm quyền xét xử của các cấp Tồ án chủ yếu dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (dựa vào loại tội phạm) - tức là dựa trên cơ sở mức cao nhất của khung hình phạt. Căn cứ vào quyết định truy tố của Viện kiểm sát sẽ xác định được thẩm quyền xét xử sơ thẩm bởi vì khi truy tố Viện kiểm sát phải truy tố bị cáo theo điều khoản nào của BLHS, khi đã xác định được điều khoản thì tất yếu phải gọi được tên của điều khoản đó, tức tội danh được xác định. Điều đó có nghĩa khơng nhất thiết phải có giới hạn xét xử về tội danh mới xác định được thẩm quyền xét xử. Mặt khác nếu tại phiên toà, HĐXX xác định được bị cáo phạm tội nặng hơn và không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì HĐXX phải chuyển vụ án đến Tồ án có thẩm quyền kể cả trong trường hợp vụ án đã đưa ra xét xử theo quy định tại Điều 174 BLTTHS. Do vậy, hồn tồn có cơ sở để khẳng định rằng giới hạn xét xử về tội danh không phải là cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử. Phủ nhận giới hạn xét xử về tội danh khơng có nghĩa là phủ nhận quyền truy tố theo tội danh của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát hồn tồn có quyền thể hiện quan điểm về tội danh trong quyết định truy tố, nhưng việc Tồ án có buộc phải xử theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố hay khơng là một vấn đề khác.

Đây chính là vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu ở trong đề tài này.

Thứ tư, ngun tắc khơng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Khơng làm

xấu hơn tình trạng của bị cáo khơng phải là một nguyên tắc được ghi nhận trong BLTTHS nên đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng trong mọi trường hợp Tồ án khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Từ đó, một số người đã tuyệt đối hoá quan điểm này. Họ cho rằng nếu cho phép Toà án xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là vi phạm ngun tắc khơng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Chúng tơi đồng tình với quan điểm của Tiến sỹ Nguyễn Đức Mai khi cho rằng: "khơng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo" là sự cụ thể hố ngun tắc "bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo", được áp dụng không chỉ ở giai đoạn phúc thẩm mà ở cả giai đoạn giám đốc thẩm và tái thẩm. Bản chất của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ nó cho phép các Tồ án cấp trên huỷ hoặc sửa bản án của Toà án cấp dưới theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo chỉ trong những trường hợp do pháp luật quy định, đồng thời không hạn chế quyền hạn của Toà án cấp trên ra các quyết định theo hướng có lợi cho bị cáo khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật [23, tr.14 - 17].

Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chỉ có một số quy định thể hiện nguyên tắc này thông qua việc quy định về quyền hạn của từng cơ quan tiến hành tố tụng, của chủ thể có quyền kháng cáo.

Đối với Viện kiểm sát khơng có quy định về quyền bổ sung truy tố sau khi đã có quyết định truy tố, Viện kiểm sát chỉ có thể rút một phần hoặc tồn bộ quyết định truy tố, hoặc kết luận về tội nhẹ hơn (Điều 181 và Điều 195 BLTTHS năm 2003).

Đối với Tồ án thì trong trường hợp chỉ bị cáo kháng cáo đề nghị giảm nhẹ hoặc đề nghị xử vơ tội thì Tồ án cấp phúc thẩm không được xử theo hướng tăng nặng. Quy định này nhằm mục đích tạo cho bị cáo yên tâm khi thực hiện quyền kháng cáo, loại bỏ tâm lý lo sợ chính mình đặt mình vào tình

trạng bất lợi. Quy định tại khoản 3 Điều 249 BLTTHS năm 2003 "trong

trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo u cầu thì Tồ án cấp phúc thẩm mới có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi thường thiệt hại" đã thể hiện rõ nội dung của nguyên tắc này.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 238 BLTTHS năm 2003 còn quy định: trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

Như vậy, theo pháp luật hiện hành, đối với Tồ án ngun tắc khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo chỉ áp dụng trong giai đoạn xét xử phúc thẩm và chỉ đối với trường hợp khơng có kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng nặng. Vì vậy, chúng ta hồn tồn có thể khẳng định rằng việc Tồ án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn so với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố không vi phạm nguyên tắc không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

Theo chúng tơi quan điểm thứ hai có cơ sở lý luận vững chắc hơn, Toà án tiến hành xét xử là để kết luận bị cáo có phạm tơi hay khơng, nếu phạm tội thì đó là tội gì. Do vậy, quy định Tồ án chỉ được xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là bất hợp lý, có thể nói như vậy bởi dựa trên các cơ sở lý luận sau:

Thứ nhất, bộ máy của Nhà nước ta nói chung và Tồ án cũng như Viện

kiểm sát nói riêng được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân cơng và phối hợp với nhau để thực hiện chức năng của mỗi cơ quan. Việc quy định giới hạn xét xử như hiện nay làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng và nguyên tắc xét xử, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chung của hai cơ quan đó là nhiệm vụ đấu tranh và chống tội phạm.

Mặc dù Toà án và Viện kiểm sát là hai cơ quan có chức năng hồn tồn khác nhau, nhưng hai cơ quan này đều có mục đích chung trong tố tụng hình

sự đó là phải giải quyết vụ án một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội. Pháp luật quy định chỉ có Viện kiểm sát mới có quyền quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi phạm tội thơng qua bản cáo trạng, cịn Tồ án là cơ quan duy nhất có quyền xác định một người có tội hay vơ tội, nếu có tội thì đó là tội gì thuộc điều khoản nào của BLHS. Do vậy, việc ràng buộc Toà án phải xử theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là bất hợp lý.

Thứ hai, quy định về giới hạn xét xử phải phù hợp với các nguyên tắc cơ

bản của tố tụng hình sự, đặc biệt là nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc Toà án xét xử tập thể… Việc bảo đảm nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo thì cũng phải đạt được yêu cầu xét xử đúng người, đúng tội. Dù quy định thế nào thì cũng khơng được hạn chế đến quyền của bị cáo sử dụng các biện pháp luật định để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước Tồ án, hạn chế đến việc xét xử của Toà án theo đúng pháp luật. Là cơ quan thực hành quyền cơng tố, Viện kiểm sát chỉ có quyền truy tố ai về những hành vi gì ra trước Tồ án, cịn hành vi đó cần được xử lý như thế nào

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w