sự phù hợp với các quy định khác của BLTTHS
BLTTHS hiện hành (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004) đã kế thừa
và phát huy những giá trị pháp luật tố tụng hình sự truyền thống được hình thành qua các thời kỳ lịch sử của Việt Nam và thể chế hoá một bước các chủ trương, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp. BLTTHS năm 2003 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức, phục vụ tích cực vào cơng cuộc đổi mới đất nước, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, để hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng như bộ máy, thủ tục tư pháp nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, các Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ nhiều vấn đề của tố tụng hình sự phải được nghiên cứu. Mặt khác, trong thời gian qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới có những nội dung liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự như: Luật luật sư, luật thanh tra, luật tương trợ tư pháp,
luật trợ giúp pháp lý, pháp lệnh giám định tư pháp… Vì vậy, BLTTHS năm 2003 cần được sửa đổi để bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phịng và chống tội phạm trong tình hình mới, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đề cao trách nhiệm và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và người tiến hành tố tụng. Do vậy, việc sửa đổi BLTTHS phải đáp ứng được các yêu cầu trên và phải đảm bảo tính phù hợp, khơng mâu thuẫn, khơng chồng chéo. Muốn vậy, quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm cũng phải phù hợp với các quy định khác của BLTTHS để tạo nên một đạo luật về tố tụng hình sự khoa học, chặt chẽ, đồng bộ và logic. Cụ thể, quy định đó phải phù hợp với Điều 222 và Điều 224 BLTTHS, nghĩa là quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm phải bảo đảm cho bản án của Toà án chỉ căn cứ vào các chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà. Nếu quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm phù hợp sẽ đảm bảo việc xét xử của Toà án đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, có tác dụng giáo dục, răn đe, phịng ngừa việc phạm tội, nâng cao uy tín của Tồ án nói riêng và các cơ quan tư pháp nói chung. Nếu quy định giới hạn xét xử sơ thẩm không phù hợp sẽ làm cho bản án của Tồ án tun đúng người, nhưng khơng đúng tội, khơng bảo đảm cơng bằng trong xã hội, làm giảm uy tín của nhân dân vào nền công lý của nước nhà. Do vậy, việc sửa đổi quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm tại điều 196 BLTTHS phải đảm bảo sự phù hợp với các quy định khác của BLTTHS.