Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm phải căn cứ vào sự phân định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát và Toà án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 84 - 87)

vào sự phân định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát và Tồ án trong tố tụng hình sự

Trong tố tụng hình sự chức năng của Viện kiểm sát và Toà án là khác nhau và độc lập với nhau.

Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: chức năng của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Chức năng của Toà án là xét xử. Điều 172 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật tổ chức TAND quy định: "các TANDTC, các TAND địa

phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam".

Nhiệm vụ của Tồ án và Viện kiểm sát vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Ngồi nhiệm vụ chung là bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân (Điều 126 Hiến pháp năm 1992) thì Điều 1 Luật tổ chức TAND cịn quy định: "bằng hoạt động của mình, Tồ án góp phần giáo dục cơng dân trung

thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác" và Điều 2 Luật tổ chức VKSND còn quy định

Viện kiểm sát có nhiệm vụ: "bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của

Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân đều phải xử lý theo pháp luật".

Để thực hiện được chức năng của mình, Tồ án và Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, sau khi nhận được bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải xem xét và ra một trong những quyết định sau:

- Truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng. - Trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Nếu Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can thì phải ra bản cáo trạng. Tại phiên tồ Viện kiểm sát phải giữ quyền cơng tố, thực hiện việc buộc tội, đề nghị kết tội bị cáo theo nội dung của quyết định truy tố hoặc có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Viện kiểm sát khơng có quyền quyết định về tội phạm và hình phạt đối với bị cáo. Quyết định những vấn đề này thuộc về Toà án. Toà án là cơ quan duy nhất được Nhà nước giao cho chức năng xét xử, tức quyền quyết định một người có phạm tội

hay khơng phạm tội? nếu phạm tội thì đó là tội gì? quyết định hình phạt đối với người phạm tội như thế nào? theo đúng nguyên tắc " khơng ai bị coi là có

tội khi chưa có bản án kết tội của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật " (Điều 9

BLTTHS). Thực hiện chức năng của mình, Tồ án xét xử các bị cáo trong phạm vi truy tố của Viện kiểm sát.

Trong tố tụng hình sự, việc tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng thành cơ quan điều tra, cơ quan truy tố (Viện kiểm sát), cơ quan xét xử (Toà án) và quy định mỗi loại cơ quan nói trên thực hiện các chức năng khác nhau là để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Xuất phát từ mục đích của tố tụng hình sự là giải quyết vụ án hình sự một cách nhanh chóng, cơng minh và đúng pháp luật, bảo vệ có hiệu quả lợi ích của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tồ án có trách nhiệm phối hợp nhau trong q trình giải quyết các vụ án hình sự. Tuy nhiên, để tránh lạm quyền, bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án hình sự đạt hiệu quả cao, cũng như khơng để lọt tội phạm và không làm oan người vơ tội thì ngồi các quy định thể chế hoá sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, luật tố tụng hình sự cịn có nhiều quy định thể chế hoá quan hệ chế ước giữa Tồ án và Viện kiểm sát. Đó là việc xét xử của Tồ án chỉ phát sinh khi có cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố bị can ra trước Toà án và phạm vi xem xét và phạm vi ra quyết định của Toà án chỉ trong giới hạn xét xử sơ thẩm. Đây là sự chế ước cần thiết trong tố tụng hình sự. Nhưng vấn đề đặt ra là mối quan hệ chế ước này cần phải xác định thế nào cho phù hợp. Quyền quyết định truy tố thuộc về Viện kiểm sát nhưng Tồ án có bắt buộc phải xét xử như nội dung quyết định truy tố hay không, nếu không đồng ý với quyết định của Viện kiểm sát thì quyền hạn xét xử của Toà án được thực hiện như thế nào. Đây chính là giới hạn xét xử sơ thẩm. Có thể nói giới hạn xét xử sơ thẩm là vấn đề trung tâm, là ranh giới thể hiện rõ quyền hạn của Toà án và quyền hạn của Viện kiểm sát khi

thực hiện chức năng của mình. Đây cũng là nơi thể hiện rõ nội dung và phạm vi của các chức năng tố tụng và cũng là nơi mà mối quan hệ giữa hai chức năng Toà án và Viện kiểm sát cũng như chủ thể thực hiện chức năng đó thể hiện đầy đủ và rõ ràng nhất. Vì vậy, quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm phải dựa vào chức năng nhiệm vụ của Toà án và Viện kiểm sát sao cho Viện kiểm sát chỉ thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt đông tư pháp mà khơng làm chức năng xét xử, cịn Tồ án chỉ thực hiện chức năng xét xử mà không làm chức năng buộc tội. Nếu xác định khơng rõ giới hạn này thì Tồ án có thể xét xử cả những bị cáo, những hành vi của bị cáo chưa bị Viện kiểm sát truy tố, cịn Viện kiểm sát thì có thể định tội danh đối với bị cáo (trong quyết định truy tố) và ràng buộc Tồ án khơng được xét xử theo tội danh khác. Làm như vậy thì Tồ án đã thực hiện cả chức năng buộc tội của Viện kiểm sát, còn Viện kiểm sát đã thực hiện một phần chức năng xét xử của Toà án. Điều này là trái với chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát và Toà án được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức TAND năm 2002. Vì vậy, để tránh trường hợp Toà án vừa xét xử vừa buộc tội, Viện kiểm sát vừa thực hành quyền công tố vừa thực hiện một phần chức năng xét xử thì việc quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm cần phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Toà án và Viện kiểm sát được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 84 - 87)