sở lý luận và thực tiễn vững chắc thì trước hết nội dung của quy định giới hạn xét xử sơ thẩm không được vi phạm các quy định của Hiến pháp nước Cộng hồ XHCN Việt Nam, khơng được vi phạm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, vi phạm các quy định khác của BLTTHS và phải đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp do Đảng ta đề ra.
Theo hướng đó giới hạn xét xử sơ thẩm phải được quy định như sau: Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử.
Lẽ tất nhiên, khi hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm theo hướng nêu trên thì tất yếu phải hồn thiện các quy định có liên quan đến vấn đề giới hạn xét xử sơ thẩm.
3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến giớihạn xét xử sơ thẩm hạn xét xử sơ thẩm
giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ở chương 2, chúng tôi thấy cần phải hồn thiện một số quy định khác có liên quan đến giới hạn xét xử sơ thẩm như sau:
Thứ nhất, quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm cho phép Toà án được xử bị
cáo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật. Thực tế có trường hợp bị cáo phạm vào khoản nặng hơn khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật mà khoản nặng hơn đó có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Để đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo và để đảm bảo thành phần HĐXX sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 57 và Điều 185 BLTTHS thì BLTTHS phải quy định cho phép HĐXX được hỗn phiên tồ trong trường hợp này. Do vậy, Điều 194 BLTTHS phải được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 194. Thời hạn hỗn phiên tồ
"Trong trường hợp phải hỗn phiên tồ theo quy định tại các điều 45, 46, 47, 187, 189, 190, 191, 192, 193 và 196 của bộ luật này, thì thời hạn hỗn phiên tồ sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hỗn phiên tồ".
Thứ hai, việc rút truy tố của Viện kiểm sát cũng liên quan đến vấn đề
giới hạn xét xử sơ thẩm bởi khi Viện kiểm sát rút quyết định truy tố thì Tồ án được xem xét và quyết định đến đâu, đó cũng chính là giới hạn xét xử mà Tồ án phải tn theo.
Điều 195 BLTTHS quy định: tại phiên toà, sau khi xét hỏi, kiểm sát viên có thể rút một phần hay tồn bộ quyết định truy tố, nhưng HĐXX vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án.
Quy định này là phù hợp, đảm bảo được yêu cầu, nhiệm vụ do BLTTHS, thể hiện được tính đặc trưng của tố tụng hình sự. Trong tố tụng dân sự, nguyên tắc bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc quan trọng hàng đầu Toà án chỉ thụ lý để giải quyết khi đương sự có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Do vậy, khi đương sự rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thì Tồ án phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc ra
quyết định đình chỉ việc giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, trong tố tụng hình sự thì nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là nguyên tắc quan trọng, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, phải làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, khi cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, Viện kiểm sát đã đại diện cho Nhà nước truy tố người đã thực hiện hành vi phạm tội ra trước Toà án để Toà án xét xử bị cáo và Toà án đã nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự, đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án được Nhà nước trao quyền nhân danh Nhà nước xem xét và ra phán quyết đối với hành vi bị truy tố, nhân danh Nhà nước bảo vệ cơng lý và sự cơng bằng trong xã hội, thì việc xét xử của Toà án phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội cũng không bỏ lọt tội phạm, ngồi bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức, Tồ án cịn có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, đồng thời còn giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm (Điều 1 BLTTHS). Vì vậy, khi Tồ án đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, đã quyết định đưa vụ án ra xét xử, đã mở phiên toà, đã xét hỏi công khai nhằm xác định tội phạm và người phạm tội thì quyền xem xét và quyết định vụ án hồn tồn thuộc về HĐXX kể cả khi kiểm sát viên rút quyết định truy tố thì HĐXX vẫn phải xét xử tồn bộ vụ án quy định này là phù hợp.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 222 BLTTHS lại quy định: "Trong trường hợp
kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì HĐXX vẫn giải quyết tồn bộ vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo khơng có tội thì HĐXX tun bố bị cáo khơng có tội; nếu thấy việc rút truy tố khơng có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và
kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp".
Như vậy, đối với cùng một vấn đề là rút truy tố, pháp luật lại quy định hai thủ tục khác nhau: khi rút một phần truy tố thì HĐXX vẫn xét xử tồn bộ vụ án và tuyên án theo kết quả đánh giá vụ án của chính mình, cịn khi kiểm sát viên rút tồn bộ quyết định truy tố thì HĐXX chỉ được tuyên án nếu thấy bị cáo khơng có tội, ngược lại nếu HĐXX thấy bị cáo có tội thì lại khơng được tun bị cáo có tội mà phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, kiến nghị và chờ đợi ý kiến của Viện kiểm sát cấp trên. Nếu như trong trường hợp thứ nhất (khi Viện kiểm sát rút một phần truy tố) pháp luật khẳng định vai trò của HĐXX, khẳng định sự tuân thủ nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, khẳng định sự tuân thủ nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, thì trong trường hợp thứ hai (khi Viện kiểm sát rút toàn bộ truy tố) pháp luật lại phủ nhận các nguyên tắc trên. Đồng thời biến Viện kiểm sát cấp trên thành cơ quan có thẩm quyền quyết định về vụ án. Điều này hoàn toàn trái với chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND.
Do vậy, chúng tôi đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 222 BLTTHS như sau: "Trong trường hợp kiểm sát viên rút tồn bộ quyết định truy tố thì HĐXX vẫn
phải giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo khơng có tội thì HĐXX tun bố bị cáo khơng có tội; nếu thấy việc rút truy tố khơng có căn cứ thì HĐXX có quyền ra bản án trên cơ sở đánh giá chứng cứ tại phiên toà".