VIỆT NAM VỀ GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM
VIỆT NAM VỀ GIỚI HẠN XÉT XỬ SƠ THẨM xét xử sơ thẩm trước khi ban hành BLTTHS năm 1988
Quá trình giải quyết vụ án hình sự gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: khởi tố vụ án hình sự, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, thi hành bản án và quyết định của Toà án và xét lại bản án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật. Vụ án hình sự chỉ có thể được đưa ra xét xử sơ thẩm khi đã được Viện kiểm sát truy tố. Truy tố là nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát, cịn xét xử là chức năng của Tồ án. Mối quan hệ giữa hai chức năng được thể hiện bởi giới hạn xét xử sơ thẩm.
Trước đây, khi chưa ban hành BLTTHS, giới hạn xét xử sơ thẩm được đề cập tại Thông tư số 16-TATC ngày 27 tháng 9 năm 1974 của TANDTC hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự. Theo đó, Tồ án có ý kiến khác với ý kiến của Viện kiểm sát về các vấn đề: cấu thành tội phạm, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của bị cáo; số người bị đưa ra xét xử, tội danh; điều luật áp dụng thì bắt buộc Tồ án phải họp trù bị với Viện kiểm sát trong vòng 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án [61, tr.126].
Như vậy, cuộc họp trù bị với Viện kiểm sát để bàn về những bất đồng quan điểm nêu trên được quy định như là một thủ tục bắt buộc của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Cuộc họp trù bị do TAND chủ trì, thành phần tham gia cuộc họp