Trường hợp Toà án xét xử bị cáo về khoản nặng hơn khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật mà khoản nặng hơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 70 - 71)

mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật mà khoản nặng hơn đó có mức hình phạt cao nhất là tử hình

Điều 196 BLTTHS năm 2003 đã có bổ sung quan trọng so với Điều 170 BLTTHS năm 1988 khi cho phép Tồ án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật. Đây là điểm mới tiến bộ của quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong BLTTHS năm 2003.

Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã hướng dẫn: Tồ án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật có nghĩa là với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố. Tồ án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc theo khoản nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật.

Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo A về 5 hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài

sản theo khoản 2 Điều 139 BLHS. Theo quy định tại đoạn 2 Điều 196 của BLTTHS thì Tồ án có thể xét xử bị cáo về 5 hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản này theo khoản 1 hoặc theo khoản 3 hoặc cũng có thể theo khoản 4 Điều 139 BLHS. Đồng thời Nghị quyết cũng yêu cầu khi xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật cần thi hành đúng các quy định của BLTTHS về thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp, về thành phần HĐXX sơ thẩm và về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo.

Trường hợp Toà án xét xử bị cáo theo khoản nhẹ hay xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn so với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng điều luật mà khoản nặng hơn đó khơng có khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì thực tiễn khơng có gì vướng mắc.

Chỉ trong trường hợp Tồ án xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật mà khoản nặng hơn đó có mức hình phạt cao nhất là tử hình thì thực tiễn cịn gặp phải những vướng mắc. Mặc dù theo quy định tại Điều 196 BLTTHS thì HĐXX có quyền xét xử

bị cáo phạm vào khoản nặng hơn đó, nhưng HĐXX vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 57 và Điều 185 BLTTHS nếu bị cáo khơng có người bào chữa và thành phần HĐXX sơ thẩm vụ án không phải là 5 người (gồm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm). Vậy trong trường hợp này HĐXX tiếp tục xét xử và tuyên án hay hoãn phiên tồ. Nếu HĐXX hỗn phiên tồ để đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo và đảm bảo thành phần HĐXX thì việc hỗn phiên tồ của HĐXX khơng có căn cứ pháp luật vì Điều 194 BLTTHS khơng quy định hỗn phiên tồ trong trường hợp này. Thực tế các HĐXX đều phải hoãn phiên tồ, mặc dù khơng có căn cứ pháp luật. Do vậy, vấn đề này, cần được hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung để áp dụng đúng và thống nhất trong cả nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy định về giới hạn xét xử sơ thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w